Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
San hô chết hàng loạt
(17:35:36 PM 18/06/2011)
Các chuyên gia môi trường đang khảo sát hiện tượng tẩy trắng san hô tại vùng biển Ujong Pancu, Aceh Besar, Indonexia hồi tháng 7-2010 - Ảnh: PhysOrg
Tình trạng san hô chết hoặc đang hấp hối kéo dài từ quần đảo Seychelles, Anh cho tới quần đảo Sulawesi, Indonesia và trải dài đến Philippines, cũng như ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore cùng nhiều địa điểm khác tại vùng biển phía tây và phía đông Indonesia.
“Đây chắc chắn là hiện tượng san hô chết hàng loạt tồi tệ nhất mà chúng tôi đã từng gặp vào năm 1998. Cho đến nay, khoảng 80% quần thể san hô Acropora và 50% quần thể các loài san hô khác tại những khu vực trên đã chết kể từ khi dịch tẩy trắng san hô bắt đầu hoành hành vào đầu tháng 5 năm nay”, tiến sĩ Andrew Baird - công tác tại ĐH James Cook (Úc) nói.
Nguyên nhân của hiện tượng tẩy trắng san hô - theo các nhà khoa học - là do nhiệt độ tăng cao làm môi trường nước ấm lên, gây sốc cho san hô và “đánh bật” các loài tảo ra khỏi san hô. San hô từ đây không còn người bạn tảo cộng sinh chuyên hấp thụ ánh sáng mặt trời và khí CO2 tạo dưỡng chất nuôi sống nó. San hô bị tẩy trắng và chết nhanh trên diện rộng.
Theo Cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia (NOAA), nhiệt độ bề mặt đại dương trong các vùng biển trên đạt mức cao kỷ lục là 340C, hơn 4 độ so với mức trung bình lâu dài của khu vực.
San hô chết sẽ kéo theo sự suy giảm các loài sinh vật biển, điển hình là các loài cá sống phụ thuộc vào các rạn san hô, từ đó làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đánh bắt cá địa phương, theo ông Baird.
Ông và các đồng nghiệp cho rằng “san hô chết hàng loạt gần như là chắc chắn là hậu quả của sự nóng lên toàn cầu” và hiện tượng trên chỉ có thể cứu vãn trừ phi “chúng ta có thể làm giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)