Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Internet đe dọa các loài vật quý hiếm
(00:27:08 AM 18/06/2011)
Hiện nay trên mục rao vặt trên internet có thể mua được gần như bất kỳ loài vật quý hiếm nào từ sư tử con cho đến gấu trắng Bắc cực. Đó là nhữngvấn đề mà Tổ chức bảo vệ động thực vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng (CITES) hết sức quan tâm.
Theo các thành viên của CITES, hiện nay việc buôn bán các loài động vật đang trên bờ vực tuyệt chủng vẫn diễn ra sôi nổi. Các dòng tin “Mua và bán” trên mạng tạo điều kiện cho bọn chuyên săn trộm biết được cụ thể để tiếp cận những người có nhu cầu.
Gấu trắng Bắc cực là một loài thú bị buôn bán phổ biến trên các trang rao vặt.
Trên mạng, có thể tìm được các địa chỉ mua lông thú quý hiếm như gấu trắng Bắc cực đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Một mặt hàng hết sức phổ biến khác là ngà voi từ Phi châu.
Các thương vụ ảo được thực hiện nhanh chóng, kín đáo và có thể che giấu tên họ cả người bán lẫn người mua thông qua các cá nhân chuyên làm môi giới và dịch vụ.
Thị trường lớn nhất buôn bán động vật quý hiếm là Mỹ, sau đó đến châu Âu, Trung Quốc, Nga và Australia. Năm ngoái, doanh số của thị trường này lên tới 10 tỷ đôla.
Giám đốc Ngân hàng Thế giới, Robert Zoelik cho biết, thu nhập của bọn buôn bán động vật quý hiếm chỉ đứng sau bọn buôn bán ma tuý và vũ khí. Song thực tế đánh giá ấy vẫn chưa phải chính xác, vì còn nhiều điều các nước cố tình giấu diếm, bởi họ đã đã ký Công ước quốc tế cấm buôn bán những động vật đang trên đường tuyệt chủng, trong đó 175 nước đã tham gia.
Ông Paul Todd, chuyên gia của Quỹ Bảo vệ động vật thế giới (International Fund for Animal Welfare-AIFAW) nói: “Chính internet là yếu tố kích thích nạn buôn bán các loài vật cần được bảo vệ". Tổ chức phi chính phủ này có đại diện ở 17 nước trên thế giới, với sự tham gia của nhiều chuyên gia soạn thảo chính sách và pháp luật, nhiều nhà khoa học nổi tiếng và có quan hệ với các tổ chức xã hội và khoa học uy tín.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)