Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Hươu chết, 600 triệu đồng tan thành mây khói
(00:30:04 AM 18/06/2011)
Cũng như nhiều nông dân khác ở xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), từ mấy năm nay, gia đình ông Phạm Chính xem con hươu là cứu cánh để thoát nghèo. Đặc biệt từ khi nhung hươu lên giá, ông đã không ngần ngại vay mượn ngân hàng để mua hươu về nuôi. Tuy nhiên, từ hôm ra Tết đến nay, đàn hươu đang khỏe mạnh của ông bắt đầu có những biểu hiện lạ như kém ăn, gầy xọp rồi lăn ra chết mà không có cách nào cứu vãn.
Bất lực nhìn đàn hươu cả trăm triệu đồng theo nhau chết, ông Chính gầy xọp hẳn, vợ con ông cũng ốm lên ốm xuống, không khí trong nhà lúc nào nặng nề, ảm đạm.
Ông Phạm Chính buồn rầu bên chuồng hươu trống hoác. Ảnh: Nguyên Khoa.
Cùng chung tâm trạng như gia đình ông Chính, chị Nguyễn Thị Nhị xóm 7 xã Quỳnh Yên mắt đỏ hoe thở dài khi nhắc đến chuyện hươu chết: “Nhà tui nuôi 15 con hươu đang đẹp, chuẩn bị cho lộc rứa mà đột nhiên lăn đùng ra chết hàng loạt. Chết mất 10 con rồi, còn 5 con cũng đang mắc bệnh. Gần trăm triệu đồng vay ngân hàng để mua hươu không biết khi mô mà trả được”.
Với đàn hươu, nai lên đến 16 ngàn con, huyện Quỳnh Lưu được xem là vùng nuôi hươu, nai lấy gạc và sinh sản nhiều nhất Việt Nam. Từ bao đời nay, hươu không chỉ được xem là “con xóa đói” của người dân mà còn góp phần giúp các hộ ở đây vươn lên làm giàu, đặc biệt khi nhung hươu có giá thì ngày càng nhiều hộ dân vay tiền ngân hàng để nuôi hươu.
Mặc dù vậy, từ cuối tháng 12/2010 đến nay, nhiều người dân đã phải khóc vì hươu chết, hàng ngàn hộ dân đang đứng ngồi không yên vì lo cho đàn hươu.
Dịch bắt đầu từ một số con hươu của nông dân xã Quỳnh Yên. Trước khi chết, hươu, nai có triệu chứng bỏ ăn, sốt cao, mũi đỏ, sau đó chết rất nhanh. Khi làm thịt thấy gan to màu thâm tím, lưỡi xanh, phổi sưng, ruột và dạ dày bị xuất huyết.
Bệnh lạ ở hươu bắt đầu lan dần sang các xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lương, Quỳnh Phương rồi dần dần lan ra toàn huyện. Tại Quỳnh Yên, hơn 200 con trong tổng số đàn hươu 4.000 con đã chết. Toàn huyện đã có hơn 400 con hươu, nai tử vong.
Một con hươu đang mắc bệnh, chủ nhân của nó chỉ biết ngồi chờ nhìn hươu chết mà xót xa. Ảnh: Nguyên Khoa.
Đến lúc này, ngành thú y địa phương vẫn đang lúng túng chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ông Nguyễn Xuân Dinh trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Cán bộ thú y địa phương đã xuống tận nơi những vùng hươu chết, lấy mẫu gửi Trung tâm thú y vùng 3 và Chi cục Thú y Nghệ An để xét nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, ngành cũng chỉ biết thực hiện các biện pháp như phun thuốc tiêu độc, khử trùng, tiêm vắcxin và chữa bệnh theo phương pháp thủ công,… tuy nhiên hiệu quả thì vẫn chưa thấy”.
Trong khi người dân và cả cơ quan chức năng vẫn đang lúng túng chưa tìm ra cách ngăn chặn bệnh dịch, thì các con hươu chết đang được bán lại một cách rẻ mạt cho các quán nhậu bình dân với giá 20 - 30 ngàn đồng/kg, trong khi một con hươu sống, trưởng thành có giá cả chục triệu đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáu cây cổ thụ có tuổi đời 250 đến 800 năm tuổi ở Vườn quốc gia Phú Quốc được công nhận là cây di sản Việt Nam ngày hôm nay (28/3). Đây cũng là những cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
.jpg)