Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Gửi gene Rùa Hoàn Kiếm vào ngân hàng gene thế giới
(00:26:41 AM 18/06/2011)
Theo các nhà khoa học, sắc tổ da của cụ Rùa khó có thể trở lại như ban đầu vì cụ đã cao tuổi. Ảnh: Quang Bùi.
"Viện công nghệ sinh học đã giám định xong kết quả cho Rùa hồ Gươm. Kết quả này sẽ được các nhà khoa học Việt Nam gửi sang ngân hàng gene thế giới, đặt tại Thụy Sĩ, để đưa ra kết quả chính xác nhất", tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa bệnh cho rùa hồ Gươm nói.
Theo tiến sĩ Tề, quá trình này sẽ được thực hiện song song với việc đối sánh mẫu gen từ 2 con rùa của Trung Quốc - được xem là cùng loài với cụ Rùa hồ Gươm.
"Thông thường phải mất 3 năm, hoặc 10 năm, ngân hàng gene thế giới mới công bố kết quả. Nhưng với cụ Rùa, dự kiến có thể là 6 tháng sẽ công bố", ông Tề nói.
Dựa vào hình thái bên ngoài, ông Tề cho rằng, khả năng lớn rùa hồ Gươm là "cụ bà". Ông Tề cũng nói thêm, theo nhận định ban đầu từ các mẫu gene của các loài rùa được tìm thấy ở Việt Nam, Rùa hồ Gươm đang được chữa trị là một loài mới của Việt Nam, không cùng loài với rùa Đồng Mô hay giải Thượng Hải.
Liên quan đến sức khỏe cụ Rùa, ông Tề cho biết, về lý thuyết khoảng 10 ngày nữa, việc điều trị sẽ hoàn tất và có thể đưa Rùa trở lại hồ. Nhưng việc đưa cụ Rùa trở lại môi trường còn phụ thuộc vào nước hồ làm sạch xong hay không.
"Để rùa sống lâu trên cạn sẽ rất nguy hiểm, vì như thế Rùa sẽ nhanh chóng bị thuần hóa, quen với việc được con người chăm sóc hàng ngày. Kỹ năng sinh tồn tự nhiên sẽ dần mất đi", ông Tề lưu ý.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)