Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Ếch siêu nhỏ
(00:30:43 AM 18/06/2011)
![]() |
![]() |
Ếch Pseudophilautus schneideri (ảnh trên) chỉ dài 2,28cm và ếch Pseudophilautus hankeni (ảnh dưới) chỉ dài chừng 2,19cm - Ảnh: news.mongabay.com
|
Hai loài ếch mới thuộc chi ếch cây Pseudophilautus chỉ được tìm thấy tại Sri Lanka hoặc Ấn Độ. Phát hiện này nâng tổng số loài ếch thuộc chi Pseudophilautus tại Sri Lanka lên con số 67.
“Chúng tôi đang dần hoàn thiện việc mô tả hai loài ếch mới trên. Chúng có kích thước cơ thể nhỏ hơn một ngón chân của con người”, TS. Madhava Meegaskumbura, công tác tại ĐH Harvard (Mỹ), cho biết.
Một trong hai loài ếch mới, có tên khoa học Pseudophilautus hankeni, có chiều dài cơ thể khoảng 2,19cm. Nó chỉ sống trên các khu rừng phủ đầy mây thuộc rặng núi Knuckles, miền trung Sri Lanka. Nó được ông Meegaskumbura phát hiện khá tình cờ trong lúc đi bộ ngang qua một khu vực rừng có dốc cao của rặng núi này.
Ếch Pseudophilautus hankeni có thể được các nhà khoa học phân loại ở mức “cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) bởi mật độ dân số của nó được cho là khá thấp. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng có thể gây ra một mối đe dọa cho loài ếch này nếu các khu rừng mây mà nó phụ thuộc trở nên ấm lên đáng kể.
Loài ếch mới thứ hai có tên khoa học Pseudophilautus schneideri, chỉ dài chừng 2,28cm. Nó được phát hiện nhờ tiếng kêu “tích tắc” trong các đồn điền trồng chè (trà) cạnh một mảnh rừng thuộc khu bảo tồn rừng Sinharaja, Sri Lanka. Có vẻ như Pseudophilautus schneideri thích nghi với môi trường sống có cảnh quan bị tác động bởi con người, tuy nhiên chúng vẫn phụ thuộc vào các khu rừng ẩm ướt bởi các nhà khoa học không tìm thấy cá thể nào của chúng sống quá xa bìa rừng.
Điều đặc biệt là quá trình phát triển của hai loài ếch mới này không có giai đoạn nòng nọc, còn được gọi là “phát triển trực tiếp”: chúng chỉ đào lỗ dưới đất để nằm đẻ trứng, trứng sẽ nở ra cơ thể ếch con đầy đủ các chi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)