Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Đệ đơn kiện cá chép
(17:38:25 PM 18/06/2011)
Một con cá chép bị bắt tại Mỹ. Ảnh: Indianacarptalk.
Đây không phải lần đầu tiên các bang tại Mỹ yêu cầu giới chức ngăn chặn cá chép châu Á xâm nhập vào vùng Ngũ Đại Hồ. Trước đó Tòa án tối cao Mỹ đã hai lần bác bỏ yêu cầu của họ.
AP cho biết, các bang tham gia vụ kiện lần này gồm Michigan, Wisconsin, Ohio, Minnesota và Pennsylvania. Đơn kiện được nộp cho một tòa án cấp hạt ở phía bắc bang Illinois. Trong đơn kiện, các nguyên đơn khẳng định cá chép châu Á đang tiêu diệt nhiều loài động vật và thực vật trong môi trường nước khiến sản lượng thủy sản của các bang giảm mạnh. Tình hình trở nên cấp bách sau khi người ta phát hiện một con cá chép đầu to nặng tới 9 kg sống tại một sông thuộc địa phận thành phố Chicago vào tháng trước. Con cá xuất hiện ở nơi chỉ cách hồ Michigan khoảng 10 km, nghĩa là nó đã vượt qua một hàng rào điện mà người ta dựng lên để chặn những loài cá phàm ăn.
“Cá chép châu Á sẽ làm mất nhiều việc làm và phá hoại sinh kế của chúng tôi. Chúng tôi không thể trả giá cho sự chậm trễ của các nhà chức trách thêm nữa. Họ phải thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ khu vực Ngũ Đại Hồ”, Tổng chưởng lý bang Michigan, ông Mike Cox, tuyên bố.
Hồi tháng 2 chính quyền của Tổng thống Barack Obama công bố chiến lược chống cá chép châu Á với khoản ngân sách 78,5 triệu USD. Chiến lược tập trung vào các giải pháp công nghệ - như củng cố hàng rào điện tử, đưa chất độc vào những vùng nước mà các nhà khoa học tìm thấy ADN của cá chép châu Á.
Trong đơn kiện, 5 bang tuyên bố những biện pháp đó không đủ mạnh. Nick Schroeck, giám đốc điều hành Trung tâm Luật môi trường vùng Ngũ Đại Hồ thuộc Đại học Wayne cho rằng việc người dân phát hiện con cá chép có trọng lượng 9 kg có thể sẽ khiến quan tòa nghĩ lại. Trước đây 5 bang chỉ đưa ra mẫu ADN để chứng minh sự tồn tại của những con cá chép khổng lồ. Vì thế nhiều người cho rằng bằng chứng của họ không đáng tin cậy.
Cá chép đầu to và cá chép bạc – đều có nguồn gốc từ châu Á – được nhập khẩu vào Mỹ từ những năm đầu thập kỷ 70 để diệt tảo trong các nhà máy xử lý nước thải. Sau đó chúng thoát sang sông Mississippi và di cư về phía bắc nước Mỹ. Cá chép bạc có thể đạt trọng lượng 18 kg, còn trọng lượng cá chép đầu to dao động từ 18 tới 45 kg.
Với bản tính hung dữ, phàm ăn và tốc độ sinh sản cao, cá chép châu Á tiêu diệt những sinh vật trôi nổi – mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước. Các nhà khoa học khẳng định chúng nếu củng cố được vị trí trong vùng Ngũ Đại Hồ, cá chép châu Á sẽ tiêu diệt tất cả loài cá nhỏ hơn chúng.
Cá chép bạc còn gây nên một mối nguy hiểm khác đối với con người, bởi chúng có thói quen vọt lên khỏi mặt nước tới 3 m mỗi khi nghe thấy tiếng động cơ. Chúng từng va chạm với nhiều thuyền, ca nô và gây thương tích cho người trong một số trường hợp.
Hai loài cá chép từ châu Á đã xuất hiện trong nhiều sông tại bang Mississippi và Illinois. Người ta cũng nhìn thấy chúng trong các cửa sông gần bang Chicago, nơi hai hàng rào điện được dựng lên để chặn những loài cá nguy hiểm. Dự án dựng hàng rào điện thứ ba đang được tiến hành. Dư luận lo ngại một số con cá chép đã vượt qua hai hàng rào kia và sẽ sớm xâm nhập vùng Ngũ Đại Hồ. Sau đó đồng loại của chúng sẽ kéo vào theo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)