Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Dâu tây Đà Lạt chết hàng loạt
(17:34:45 PM 18/06/2011)
Thu hoạch dâu tây (Ảnh minh họa)
Lãnh đạo Hội Nông dân TP Đà Lạt cho biết, hiện có nhiều loại bệnh đang diễn biến khá phức tạp trên vườn dâu tây nên loại cây đặc sản này của Đà Lạt đang bị đe dọa rất nghiêm trọng.
Anh Nguyễn Quang Thanh nói: “Vườn dâu tây 3 sào của ông tôi (ông Võ Đức) từ trước đến nay được xem là vườn dâu “miễn dịch” nhưng hiện tại thì đành bó tay, không thể ngăn cản được, bởi sâu bệnh tấn công mạnh quá!”. Cũng tại phường 8, cơ sở buôn bán hàng đặc sản Đà Lạt tại nhà của anh Ngô Danh (cơ sở Danh Hòa, 290 đường Nguyên Tử Lực) vừa buôn bán mứt dâu, vừa tổ chức khách du lịch tham quan vườn và hái trái tại chỗ, nay cũng đành chuyển từ trồng dâu tây sang trồng hoa.
Anh Ngô Danh cho biết: “Nửa sào dâu của tôi mọi năm là điểm tham quan và mua hàng lý thú của du khách; nay, đành phá bỏ bởi sâu bệnh dữ quá, không thu được lợi”. Tại phường 6 – một trong những vùng trọng điểm dâu tây của Đà Lạt, diện tích trồng dâu tây của Hợp tác xã Dâu tây từ 4,2ha (của 16 hộ thành viên) trước đây nay giảm còn không đến một nửa. Nhiều thành viên của HTX như ông Nguyễn Văn Chi đã phải phá 1 sào dâu tây để chuyển sang trồng bí ngồi; ông Thái Văn Hải chuyển toàn bộ 2,5 sào dâu tây sang trồng hoa cúc; ông Trần Anh trồng rau cao cấp trên 1,2ha dâu tây trước đó…
Cách nay khoảng trên dưới chục năm, nhà vườn Đà Lạt đã một lần “cách mạng” vườn dâu tây bằng việc nhập về một số giống mới có nguồn gốc từ Mỹ, New Zealand, Đài Loan… để thay thế các giống dâu tây cũ đã thoái hóa. Tuy nhiên, qua thời gian, đến lúc này, hầu hết các giống đó cũng đã bắt đầu xuống cấp. Anh Nguyễn Quang Thanh nói: “Hiện gia đình tôi đang phối hợp với Công ty Nam Việt ở Bình Dương trong việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nhằm loại bỏ sâu bệnh nhưng quả thực là không có nhiều hy vọng”.
Tương tự, ở phường 6, một thành viên của HTX Dâu tây đã tìm mọi cách và đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào việc chữa bệnh cho vườn dâu của mình như sử dụng các biện pháp truyền thống, thử nhiều loại thuốc khác nhau… nhưng cuối cùng cũng đành phá bỏ toàn bộ 4 sào dâu tây chuyển sang trồng lơ xanh.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, biểu hiện phổ biến trên cây đặc sản dâu tây Đà Lạt hiện nay là cây đến kỳ cho trái bỗng đột nhiên vàng lá, nổ đốm, thân khô dần rồi chết; nhổ gốc quan sát thì thấy bộ rễ nhũn thối. Hiện tại, khó khăn mà cơ quan chức năng (Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT Lâm Đồng…) là không có nhiều tài liệu nói về cây dâu tây, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)