Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Chuyển giao voọc chà vá cho trung tâm cứu hộ
(00:29:58 AM 18/06/2011)
Ngày 21/2, Chi cục Kiểm lâm huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, hoàn tất việc xử lý số lượng lớn tang vật là động vật hoang dã (ĐVHD) tịch thu được tại một cơ sở kinh doanh địa phương cách đây một tháng (đã được đưa trong bản tin V402 của ENV).
Một cá thể voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) được bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ Củ Chi, các cá thể khác như rắn Hổ mang (Naja atra), Don (Atherurus macrourus) đã được thả về tự nhiên.
Động vật nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ
Mặc dù được công nhận là một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao nhưng Việt Nam đang bị báo động bởi tình trạng suy giảm của các loài nguy cấp, quý hiếm đặc biệt là các loài đặc hữu như voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), voọc đầu vàng (Trachypithecus poliocephalus) voọc Mông trắng (Trachypithecus francoisi delacouri).
Để thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của Việt Nam , không những phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế bảo vệ ĐVHD mà các Vườn quốc gia cũng như các khu bảo tồn cần tăng cường thêm các biện pháp bảo vệ.
Khóa tập huấn “Thực thi Công ước CITES và phương pháp nhận dạng một số bò sát thường gặp trong buôn bán”
Từ ngày 21 -23/2, Cơ quan Quản lý Công ước CITES-Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp tại Việt Nam phối hợp với tổ chức TRAFFIC và Mạng lưới thực thi pháp luật về loài hoang dã của Đông Nam Á (ASEAN-WEN) tổ chức khóa tập huấn về thực thi Công ước CITES và nhận dạng một số loài bò sát thường gặp trong buôn bán cho các cán bộ thực thi pháp luật về quản lý động vật, thực vật hoang dã và cán bộ làm việc tại các cửa khẩu đường bộ, đường hàng không khu vực phía Nam.
Khóa tập huấn nhằm trang bị cho các học viên những thông tin và kiến thức cơ bản về tình hình buôn bán các loài hoang dã trong khu vực Đông Nam Á, các quy định của pháp luật Việt Nam và CITES liên quan tới quản lý động, thực vật hoang dã đồng thời truyền tải những kỹ năng về nhận dạng các loài bò sát phổ biến đang được buôn bán trong khu vực thông qua chương trình thực hành nhận dạng trực tiếp tại Thảo cầm viên Sài Gòn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)