Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cá cóc Tam Đảo, loài lưỡng cư không đất sống
(17:34:41 PM 18/06/2011)
Cá cóc Tam Đảo đã được xếp vào nhóm 1B, những loài cần bảo vệ đặc biệt, cấm hoàn toàn việc khai thác.
Trong năm loài cá cóc tìm thấy và được ghi nhận ở Việt Nam thì cá cóc Tam Đảo (tên khoa học là Paramesotriton deloustali) là loài có số lượng cá thể nhiều nhất. Chúng còn có tên gọi khác là “tắc kè nước”, “sa giông bụng hoa” hay “cá cóc bụng hoa”… là loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo. Cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi đẹp và da thiếu vảy.
Trên da cá cóc Tam Đảo có nhiều mụn cóc xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường mọc thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá cóc Tam Đảo có màu đen, bụng màu đỏ với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài cá cóc Tam Đảo khoảng 144 – 206,5mm. Thân trước có hai chi nhô ra, thân sau có vây và đuôi như cá. Cá cóc Tam Đảo có thể di chuyển và sống cả trên cạn lẫn dưới nước; khi di chuyển trên cạn, loài này dùng hai chi trước, hình thù của nửa thân trước cùng dáng di chuyển có phần giống loài cóc. Món ăn ưa thích của cá cóc Tam Đảo là sâu bọ, nhện giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu. Về khoản yêu, chúng giao phối vào tháng ba – tư bằng cách cuốn đuôi và ép lỗ sinh dục vào nhau.
Cá cóc Tam Đảo sống ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi vườn quốc gia Tam Đảo. Chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong, hoạt động và kiếm ăn ban ngày. Trước đây, tại khu vực các thác nước trong khu du lịch Tam Đảo, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những chú cá cóc nhỏ này. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây nạn săn bắt loài này để sử dụng vì mục đích đông dược đã đẩy quần thể đông đúc của chúng đến bờ vực tuyệt chủng. Mặc dù đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và các văn bản pháp quy của nhà nước, nhưng chúng không tránh khỏi bàn tay huỷ diệt của con người.
Phải chăng cơ hội sống sót của loài lưỡng thê quý hiếm này đã không còn, và con cháu chúng ta chỉ có thể nghiên cứu và chiêm ngưỡng chúng qua hình ảnh? Câu trả lời là “đúng”, nếu cộng đồng quá thờ ơ với một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)