Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cá chết vì chưa quy hoạch xong làng nuôi
(17:38:45 PM 18/06/2011)
Hơn 1 tháng qua, người nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đoạn qua thành phố Biên Hòa bị thiệt hại nặng nề
Theo báo cáo của Chi cục thủy sản Đồng Nai, nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đoạn qua TP.Biên Hòa trước đây chủ yếu tập trung ở 9 phường, xã ven sông với đối tượng cá nuôi chủ yếu là cá chép, điêu hồng và một số cá kiểng, cá lăng…
Hiện nay, bè nuôi cá trên sông Đồng Nai chủ yếu tập trung ở đoạn sông Cái (một nhánh của sông Đồng Nai) thuộc các phường Tân Mai, An Bình, Thống Nhất, xã Hiệp Hòa và đoạn sông thuộc phường Long Bình Tân. Số lượng bè nuôi liên tục tăng theo từng năm. Năm 2000, tổng số bè là 276, đến năm 2004 là 920 bè và đến nay số lượng bè giảm xuống còn 879 bè. Sản lượng cá bè nuôi tại TP.Biên Hòa đạt khoảng 6.000 tấn/năm.
Qua thống kê cho thấy, liên tiếp từ năm 2002 đến nay cứ vào thời điểm cuối mùa khô đầu mùa mưa lại xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng; mật độ bè nuôi quá cao, đậu không đúng quy cách, không tạo được sự thông thoáng cho dòng chảy. Ngoài ra, trong quá trình nuôi người dân đã sử dụng thức ăn tươi sống (nội tạng gà, vịt…), thức ăn tự chế, điều này đã làm gia tăng sự ô nhiễm cục bộ ở khu vực nuôi cá bè. Một trong những nguyên nhân khác đó là vào đầu mùa mưa, những cơn mưa lớn đã cuốn các chất thải bẩn tồn đọng trên đất liền theo các kênh, rạch đổ vào nhánh sông Cái làm xáo trộn chất lượng nước sông một cách đột ngột.
Trước tình hình trên, năm 2006, UBND thành phố Biên Hòa đã xây dựng quy hoạch nuôi cá bè và đến giữa năm nay mới đưa ra được ý kiến đề nghị UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch nuôi cá bè. Theo đó, đến năm 2010, làng cá bè trên sông Đồng Nai sẽ còn 251 bè cá, giảm khoảng 1/3 so với trước. Qua phân loại, gần 200 hộ đạt các tiêu chí ở các phường sẽ được xét sắp xếp vào làng bè đã quy hoạch. Cũng theo đó, các hộ chăn nuôi cá bè nằm trong danh sách điều tra năm 2007 và có hồ sơ xin đăng ký vào khu vực quy hoạch sẽ được hỗ trợ các chính sách phù hợp theo từng đối tượng.... Tuy nhiên do chậm làm quy hoạch và quy hoạch làm ra rồi để đấy nên tình trạng nuôi cá bè trên sông Đồng Nai vẫn hết sức tuỳ tiện, không theo một quy tắc nào. Đặc biệt, trong tháng 4 vừa qua, khi công bố quy hoạch, UBND thành phố Biên Hòa vẫn chưa có có động thái gì nên các hộ nuôi cá bè vẫn tiếp tục nuôi. Việc thiệt hại cho người nuôi cá bè đã được báo trước, vì mật độ quá́ cao, khi có mưã làm cá chết hàng lọat...
Trước tình trạng trên, ông Trần Đình Thành, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết: Cần xem xét đến trách nhiệm của UBND thành phố Biên Hòa, chậm triển khai chủ trương thực hiện quy hoạch đã gây hậu quả không nhỏ. Ông đề nghị UBND TP.Biên Hoà cần sớm có kế họach triển khai vấn đề này trong thời gian tới như chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống cho các hộ dân nuôi cá, đồng thời giải quyết được việc hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)