Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cá chết trên sông Châu Giang do ô nhiễm nguồn nước
(17:39:13 PM 18/06/2011)
Cá chết hàng loạt
Xã Lam Hạ (thành phố Phủ Lý) thuộc điểm cuối của nhánh sông Châu Giang có 7 thôn thì có tới 4 thôn nằm men theo bờ sông dài khoảng 3,5 km. Những ngày qua, người dân quanh đây phải chịu đựng mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ dòng sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho họ.
Ông Vũ Xuân Chiến, Chủ tịch UBND xã Lam Hạ cho biết, toàn xã có khoảng 20 hộ quây lưới nuôi cá từ nhiều năm nay với quy mô 2 tấn/hộ, nghề nuôi cá mang lại nguồn thu chính cho các gia đình này. Tuy nhiên, khoảng nửa tháng qua, lượng cá do người dân thả chưa kịp thu hoạch đã bị chết hết do ô nhiễm nguồn nước, gây thiệt hại hàng chục tấn cá. Những năm trước, tình trạng ô nhiễm nguồn nước chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nồng độ nhẹ, phạm vi ảnh hưởng nhỏ tại một đến hai thôn, nay thì cả xã bị ảnh hưởng.
Gia đình ông Ngô Văn Kha, thôn Hoà Lạc theo nghề nuôi cá từ năm 1995, với quy mô lưới quây 5.000 m2, thu hoạch khoảng 5 tấn cá/năm. Vụ này, gia đình ông Kha mới thả 2 tấn cá với chi phí 24 triệu đồng, dự định một thời gian nữa sẽ thu hoạch. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày cá đã chết hết nổi trắng cả một khu vực rộng. Ông Kha cho biết: Đây là đợt thứ 3 nước sông ô nhiễm, kể từ đầu năm 2010, những lần khác chỉ chết một vài con cá nên gia đình cũng chủ quan, nay thì mất hết.
Qua tìm hiểu được biết, riêng tại thôn Quang Ấm (xã Lam Hạ) có 11 hộ nuôi cá, bị thiệt hại gần 30 tấn cá các loại. Nhưng nặng nhất phải kể đến khu vực xã Châu Sơn (huyện Duy Tiên) có 22 hộ nuôi thả cá trên sông với 18 trà cá, trung bình 2,5 tấn cá/trà, tổng lượng cá thiệt hại lên đến 45 tấn, cá biệt có hộ mất tới 10 tấn cá.
Trước tình trạng này, Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam) đã lấy mẫu nước xét nghiệm, kết quả cho thấy nước sông Châu Giang đang bị ô nhiễm với mức độ cao. Đơn cử như tại thị trấn Hoà Mạc, huyện Duy Tiên có nồng độ amoni 4,5mg/l-N, vượt 22,5 lần cho phép; nồng độ COD 46 mg/l, vượt 3,07 lần giới hạn cho phép. Ở mức độ nặng hơn, tại đập Phúc (huyện Duy Tiên) có nồng độ amoni 8,2 mg/l-N vượt 41 lần, nồng độ COD 63 mg/l, vượt 4,2 lần cho phép. Nguy hại nhất là khu vực Câu Tử (huyện Duy Tiên), nồng độ amoni vượt 58,5 lần và nồng độ COD vượt 4,4 lần cho phép. Tại các khu vực kể trên, nước đều có màu xám, đen, mùi hôi.
Về vấn đề này, ông Lê Văn Hưng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên Môi trường cho biết, nguyên nhân chính là lượng nước sông Nhuệ từ Hà Nội đổ vào sông Châu Giang đang bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh đó, nước thải từ các trang trại và nước thải sinh hoạt của người dân vẫn đổ trực tiếp ra sông. Hơn nữa, năm nay tình trạng hạn hán kéo dài khiến cho mực nước tại các dòng sông ở Hà Nam đều giảm so với năm trước. Mực nước đo được tại sông Châu Giang vào thời điểm này chỉ được 0,4 mét, thấp hơn khoảng 1,5 mét so với cùng kỳ năm 2009.
Ông Hưng cho rằng, đây có thể coi là một trong những lần ô nhiễm nước sông Châu Giang nặng nhất từ trước tới nay về nồng độ, diện tích cũng như thời gian ô nhiễm, đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Được biết, ngành Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam đã nhiều lần phản ánh tình trạng nước sông Nhuệ ô nhiễm đổ vào sông Châu Giang tới các cấp, ngành có thẩm quyền, tuy nhiên tình trạng xả nước thải ô nhiễm từ sông Nhuệ vẫn tiếp diễn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)