Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Bảo vệ điểm nóng về đa dạng sinh học ở Indo-Burma
(17:37:50 PM 18/06/2011)
Khu vực này được các nhà khoa học đánh giá là một trong 34 điểm nóng về đa dạng sinh học, nơi tồn tại các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao nhất và cũng bị đe dọa lớn nhất trên thế giới.
Khu vực Indo-Burma có số lượng loài rất lớn và hệ sinh thái trong vùng này cung cấp nước ngọt, giúp phòng tránh thiên tai và đem lại nhiều lợi ích thiết yếu khác cho hàng triệu người.
Quỹ Đối tác về các Hệ Sinh thái Trọng yếu (CEPF) cung cấp các khoản tài trợ cho các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong khu vực nhằm giúp các đơn vị này xây dựng và thực hiện các dự án bảo vệ những giá trị đặc biệt kể trên, đặc biệt coi trọng việc bảo tồn các loài đang bị đe dọa, quản lý các khu vực ưu tiên và dung hòa được hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển.
Chương trình tài trợ của CEPF ở điểm nóng Indo-Burma do BirdLife International điều hành. Hạn cuối nộp đề xuất dự án là 17h30 (giờ Hà Nội) ngày 30 tháng 09 năm 2010. Chi tiết được đăng tải trên www.birdlifeindochina.org/cepf hoặc www.cepf.net
Đây là lần thứ ba CEPF và BirdLife thông báo mời gửi đề xuất tài trợ. Hai lần thông báo mời gửi đề xuất tài trợ trước đã diễn ra vào năm 2008 và 2009 với khoảng 180 đề xuất dự án đã được đệ trình và gần 70 dự án đã được tài trợ.
Trong số đó, ở Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, một tổ chức phi chính phủ trong nước đã được tài trợ nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép và ở Campuchia, tổ chức Save Cambodia’s Wildlife được tài trợ nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương bảo tồn đa dạng sinh học dọc bờ sông Sesan và Srepok.
“Chương trình tài trợ của CEPF đã trợ giúp cho rất nhiều dự án quan trọng, mang tính sáng tạo cao và giải quyết một số ưu tiên lớn nhất của hoạt động bảo tồn trong khu vực”, ông Jonathan C. Eames, Giám đốc Chương trình Đông Dương của BirdLife International, phát biểu. “Lần thông báo tài trợ thứ ba này, và cũng là lần thông báo tài trợ cuối cùng cho khu vực này, sẽ hướng tới mục tiêu rất cụ thể nhằm giải quyết những khoảng trống quan trọng trong danh mục đầu tư của CEPF.”
CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur, và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu cơ bản của chương trình là thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
CEPF triển khai chương trình đầu tư trị giá 9,5 triệu đô la Mỹ ở khu vực Đông Dương từ tháng 6 năm 2008 và BirdLife International đóng vai trò là Nhóm thực hiện cấp vùng. Chương trình đầu tư của CEPF ở khu vực này được xây dựng dựa trên bản chiến lược có sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức liên quan và tập trung vào hai hành lang đa dạng sinh học chính: Hành lang các cao nguyên đá vôi phía bắc (ở Việt Nam và một phần phía nam Trung Quốc); và Sông Mekong và các nhánh chính của nó (ở Campuchia, Lào và Thái Lan). Nội dung chiến lược ưu tiên của CEPF, hay còn gọi là “Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái”, được đăng trên trang web www.cepf.net. Các thông tin chi tiết khác và bản tóm tắt bằng tiếng Anh, Khmer, Lào, Thái và Việt có trên trang web www.birdlifeindochina.org/cepf
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)