Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
54 cây lim ở Hải Dương được vinh danh cây di sản
(00:29:54 AM 18/06/2011)
Rừng lim cổ thụ trên núi Thiên Bồng, thôn Đại, xã An Lạc, Chí Linh, Hải Dương, gắn với di tích lịch sử Đền Cao được xây dựng cách đây hơn 1000 năm để thờ năm vị tướng đồng thời là năm anh em ruột họ Vương (Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, Vương Thị Đào, và Vương Thị Liễu) đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh giặc Tống năm 981.
Hiện khu vực Đền Cao có 54 cây lim cổ thụ đã được đánh số và cây lim to nhất có chu vi thân 3,5m, cao 20 mét.
Trong số 54 cây lim, có năm cây được đánh giá khoảng 700 tuổi, ông Chu Vinh Toàn, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Hải Dương, cho biết.
Đồi lim nằm trên diện tích 5000m2. Hai năm 2001 – 2002, tỉnh Hải Dương đầu tư 60 triệu đồng kinh phí cho việc bảo vệ 54 cây lim này. Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Hải Dương cũng đã thành lập một chi hội gồm 15 người tham gia bảo vệ đồi lim ở Đền Cao.
Ông Chu Vinh Toàn cho biết cây lim này khoảng 710 tuổi
“Việc vinh danh cây di sản sẽ tăng động lực giúp dân địa phương hiểu rõ những giá trị về đa dạng sinh học, từ đó mọi người sẽ chú ý hơn đến việc bảo vệ đồi lim.” - ông Chu Vinh Toàn chia sẻ.
TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, nói nhờ có sự chăm sóc rất hiệu quả, sau lễ vinh danh cây di sản hôm nay, mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến cây di sản để có những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Theo ngọc phả đền Cao, rừng cây này còn gắn với sự ra đời của 12 dòng họ của vùng đất Giao Chỉ lúc bấy giờ.
Đến nay, cả nước có gần 70 cây cổ thụ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam, trong đó có chín cây muỗm ở Đền Voi Phục (Hà Nội), một cây thị ở Huế, và 54 cây lim được vinh danh ở Hải Dương hôm nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
.jpg)
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáu cây cổ thụ có tuổi đời 250 đến 800 năm tuổi ở Vườn quốc gia Phú Quốc được công nhận là cây di sản Việt Nam ngày hôm nay (28/3). Đây cũng là những cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
.jpg)