Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Nhà máy chế biến quặng đa kim xả thải độc
(15:40:09 PM 14/02/2012)Nói là sản xuất đá nhưng làm vàng?
![]() |
Nhà máy được xây dựng sau năm 2005, theo Luật bảo vệ Tài nguyên và Môi trường 2005, phải có khoảng cách an toàn từ nhà máy đến khu dân cư. Thế nhưng từ nhà máy làm vàng đến nhà dân chỉ là 50m!
|
Đường về xóm Rụt bụi bẩn và ẩm thấp. Những xe chở đá xây dựng vần nát con đường nhựa về thôn. Đường rẽ vào các hộ dân trầy trụa bởi thứ đất nhão. Trong thôn, những mái nhà ngói nhỏ, tối với những bóng người dân lầm lì, lo sợ.
Người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Hoàng Văn Chiến, chủ tịch Hội Cựu chiến binh của xã Tân Vinh, nguyên bí thư chi bộ của thôn Rụt, được hỏi về vấn đề này, ông Chiến thẳng thắn: 3 năm trước tôi còn là cán bộ thôn, phải thú thực rằng khi họ (nói nhà máy) về địa phương thì tôi cũng là người họp dân truyền đạt ý họ, nói để dân hiểu cho việc đặt nhà máy ở thôn. Họ nói là làm đá - tôi đi nói với dân là làm đá. Ngày khởi công, tôi cũng có mặt, họ cũng cho mìn nổ đá… Một số người tham dự còn vỗ tay, ai cũng nghĩ lại có thêm xí nghiệp làm đá, ngày nông nhàn đi làm thuê dân sẽ được thêm vài chục một ngày.
Thế nhưng chẳng ai ngờ, họ chở đất đá ở nơi khác về, khi họ làm thì mùi khét bốc lên. Nước giếng của nhiều hộ xung quanh nhà máy có những biểu hiện khác thường. Rồi có ao cá cạnh nhà máy chết vài con, dân thắc mắc… Lần ấy họ bảo là có người dí điện làm cá chết. Dân bỏ qua.
Ngày 7/9/2011 vừa qua thì dân không bỏ qua được nữa, toàn bộ ao cá trước nhà máy chết nổi trắng ao… Dân kéo đến cửa nhà máy, đổ đất, rào tre yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động. Khi các ngành, các cấp về thì sai phạm của nhà máy được phát hiện, dân ùa vào kiểm tra thì mới biết, doanh nghiệp này làm vàng, với các thùng lọ hóa chất, hệ thống xử lý chất thải thì sơ sài.
Đau lòng trước những điều mình chứng kiến, ông Chiến bức xúc chỉ ngón tay vào giữa ngực: Tôi thấy mình có tội với làng, tội với dân, với mồ mả cha ông. Họ đặt nhà máy ở khu trung tâm làng Rụt. Nước chảy ra nhiều nơi, bây giờ người làng cứ lo mình bị đầu độc.
![]() |
“Họ nói làm đá nhưng lại làm vàng” ông Chiến nói |
Là thương binh 2/4, ông Chiến thẳng thắn: Bây giờ đầu tôi thủng rồi, tôi chỉ nói những điều thẳng thật, có một phần đất làng bị ô nhiễm rồi, dân ở đây chữa bao nhiêu năm cho xong phần ô nhiễm của mấy năm qua. Họ lấp giếng được không? Đến đời nào giếng hết chất độc?
Người sợ, trâu đẻ non, chó đẻ ra con 7 chân...
“Khoảng hơn 1 năm trước, giếng nước nhà tôi đổi màu xanh có mùi gây gây, hôi hôi. Gia đình chúng tôi rất sợ chuyển đi xin nước nhà hàng xóm. Một thời gian sau giếng nhà hàng xóm cũng bị đổi màu, mùi hôi… Chúng tôi phải đi lấy nước ăn ở xa lắm!” anh Hoàng Văn Liên, một hộ dân ở cạnh nhà máy chế biến. Cũng theo anh Liên, tình trạng trên có vài hôm rồi lại mất, biểu hiện rất thất thường.
Ở xóm Rụt có một đàn trâu, buổi trưa xuống cánh đồng trước khu vực đặt nhà máy để ăn cỏ, buổi chiều về hồ nước trước nhà máy tắm, đầm… Cả 6 con trâu năm ngoái đều đẻ non (?!)
Cũng là việc chưa từng có tiền lệ, một con chó của hộ dân cạnh nhà anh Liên còn đẻ ra con có 7 chân, sau đó con mẹ bị “hậu sản” sống dở chết dở… Rất nhiều điều lạ lẫm ở một xóm nghèo, khuất sau những dãy núi từ khi nhà máy được xây dựng khiến dân càng lo sợ.
Trước than thở của dân, vào tháng 9, tháng 10, tháng 11 thì với 7 hộ dân sống gần nhà máy được công ty đã hỗ trợ cho 600/tháng tiền đi gánh nước sinh hoạt.
Hiện nay sau sự cố cá chết, các ban ngành vào kiểm tra đã cho ngừng hoạt động của công ty. "Không được hoạt động, phía công ty đã ngừng hỗ trợ cho các hộ" anh Liên nói.
Hoang mang hơn khi đi tìm hiểu người dân nhận được bảng khai báo 35 loại hóa chất nguy hiểm mà nhà máy sử dụng tại thôn Rụt: Axit Clohydric phân tích, Axit Nitoric phân tích, Thuốc vàng gốc natri, Xianua, Thuốc tự ngưng, Thủy ngân, Bột kẽm, Bột sắt, thiếc…
Dây chuyền làm vàng có dấu hiệu sơ sài
![]() |
Trong ảnh cho thấy bể lắng của nhà máy chỉ là những thùng đất sơ sài. |
Theo quan sát của chúng tôi tại hiện trường thì hộ dân gần nhất chỉ cách nhà máy 50m, rất nhiều nhà dân khác trong bán kính nhà máy chỉ 100m.
Ảnh của người dân cung cấp cho chúng tôi thấy hiện trạng sơ sài của việc quản lý, sử dụng hóa chất, chất thải ở công ty.
Khi chúng tôi đến, doanh nghiệp này bị đình chỉ hoạt động được 3 tháng và đã được chính quyền cho hoạt động trở lại. Tuy nhiên nhà máy chưa đồng tình cho chúng tôi tiếp cận hiện trường.
Quan sát phía bên ngoài, ao lắng chỉ là những hồ tự nhiên chứa phần bùn thải đã được thải ra. Nước ao màu xanh, nhưng đây không phải là một màu xanh lãng mạn! Các cống nước trực tiếp đổ ra ao hồ và đều có màu sắc khác thường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
-
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
-
Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
-
Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
-
Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
-
Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
-
Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
-
Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
-
Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)