Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Khai thác khoáng sản trái phép tại lòng hồ Tả Trạch: Công ty TB Huế liên tục tái phạm
(00:46:17 AM 15/10/2013)
Khai thác vàng tại lòng hồ Tả Trạch gây ô nhiễm
LIÊN MINH TẬN THU KHOÁNG SẢN
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (CSPCTP) về môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phát hiện 3 tàu cuốc đang khai thác vàng tại lòng hồ Tả Trạch. Tất cả đều không được đăng kiểm, đăng ký theo quy định và chẳng có hồ sơ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Chủ các tàu là Vũ Đức Huỳnh (SN 1966), Nguyễn Đình Lý (SN 1960) và Phạm Thanh Tuấn (SN 1969, cùng trú xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, Nam Định) đã thừa nhận hành vi vi phạm.
Trước đó, sau khi khảo sát địa điểm, ba đối tượng trên liên hệ với ông Phạm Văn Giới, Giám đốc Cty TB Huế (trụ sở tại 5/34 Đặng Thái Thân, TP.Huế) để khai thác vàng. Cty này dựa vào hợp đồng khai thác cát sạn (đã hết hạn từ tháng 7-2012) với Tổng công ty cổ phần xây dựng thủy lợi 4 - chi nhánh miền Nam để đưa tàu cuốc vào khai thác khoáng sản. Theo thỏa thuận, mỗi tàu phải chi cho Cty TB Huế 50 triệu đồng/tháng và công ty này đóng góp 50% chi phí đầu tư để cùng khai thác vàng, lợi nhuận chia đôi.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, Cty TB Huế chưa được cấp phép nhưng vẫn đứng ra thỏa thuận, hợp tác với một số người để khai thác vàng sa khoáng trái phép hưởng lợi và Huỳnh, Lý, Tuấn đều biết việc này nhưng vẫn bất chấp để hợp tác nên cần xử lý nghiêm.
THƯỜNG XUYÊN VI PHẠM
Công ty TB Huế đã nhiều lần khai thác vàng trái phép tại Thừa Thiên - Huế. Năm 2011, công ty này bị Phòng CSPCTP về môi trường bắt quả tang khai thác vàng sa khoáng trái phép tại khe Vàng (xã Dương Hòa), bị phạt 70 triệu đồng. Năm 2012, Công an huyện A Lưới lập biên bản Cty tổ chức khai thác vàng trái phép tại hai xã Hồng Vân, Hồng Hạ và đình chỉ hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên Cty vẫn tiếp tục tái phạm.
Công an tỉnh đã gửi báo cáo, đề xuất chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành vi khai thác vàng sa khoáng trái phép lớn nhất từ trước đến nay tại lòng hồ Tả Trạch với số tiền 290 triệu đồng: Cty TB Huế (80 triệu), các đối tượng Huỳnh, Lý, Tuấn mỗi người 70 triệu.
Việc khai thác vàng trái phép tại Thừa Thiên - Huế diễn ra từ lâu. Giữa tháng 6-2009 chúng tôi đã chứng kiến công trường khai thác diễn ra rầm rộ tại lòng hồ Tả Trạch. Lợi dụng việc tận thu gỗ, khai thác cát sạn và thi công công trình lòng hồ, nhiều đơn vị đưa người, máy móc vào đào đãi vàng trái phép gây mất trật tự an ninh, làm nhiều diện tích rừng phòng hộ, khe suối, lòng sông bị phá nát, đe dọa môi trường sống của người dân vùng hạ lưu... Đặc biệt việc khai thác vàng có chất độc cyanua làm nước đầu nguồn chảy vào sông Hương bị ô nhiễm.
Các đơn vị khai thác vàng trái phép được nhà thầu chính thi công lòng hồ Tả Trạch là Công ty thủy lợi 4 thuê hút cát sạn, đá. Ban quản lý dự án này đã có văn bản yêu cầu nhà thầu không tham gia khai thác vàng trái phép trong lòng hồ dưới mọi hình thức, nhà thầu chính phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật nếu để nhà thầu phụ vi phạm.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhiều lần yêu cầu lực lượng liên ngành kiểm tra, xử lý nạn khai thác vàng ở khu vực lòng hồ này nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra phức tạp, nhức nhối, gây nhiều hệ lụy.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Khai thác khoáng sản trái phép tại lòng hồ Tả Trạch: Công ty TB Huế liên tục tái phạm
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
-
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
-
Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
-
Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
-
Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
-
Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
-
Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
-
Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
-
Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)