Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Khánh Hòa: Dân vây Nhà máy Sản xuất bao bì Thiên Trúc do gây ô nhiễm
(20:52:22 PM 11/09/2015)
Nước thải và chất thải đen ngòm xả lộ thiên bên trong Nhà máy Thiên Trúc
Ở nhà vẫn bịt khẩu trang
Theo người dân, hơn 1 năm qua, từ khi nhà máy đi vào hoạt động thì cuộc sống người dân bị đảo lộn, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Bà Nguyễn Thị Anh Trang, sống cạnh nhà máy, cho biết: “Khói thải ra từ nhà máy có mùi hôi rất khó chịu, làm cay mắt, khó thở. Bản thân tôi ngồi trong nhà vẫn phải mang khẩu trang. Ba tôi bị ảnh hưởng đến bệnh phổi, phải nằm viện đến nay”.
Bà Nguyễn Thị Mai, một người dân sống ở khu vực này, phản ánh: Nhà máy hoạt động 3 ca gây tiếng ồn rất lớn khiến mọi người nhức đầu, ù tai. Trẻ em thường xuyên ho hen còn người già bị viêm phổi, khó thở. Nước thải chảy thẳng ra 2 ao chứa lộ thiên và thẩm thấu ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Theo ông Nguyễn Quốc Chí, Chủ tịch UBND xã Ninh An, đây không phải lần đầu Nhà máy Thiên Trúc bị người dân phản ánh. Trong quá trình dệt bao bì và nấu nhựa phế phẩm gây ra mùi hôi rất hắc. UBND xã đã yêu cầu cơ sở này tạm ngừng hoạt động, cam kết khắc phục vấn đề ô nhiễm, đồng thời xã phải cử cán bộ xuống khuyên giải người dân.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Cương, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phước, tuy thừa nhận việc nấu nhựa gây ra mùi khó chịu nhưng cho rằng không nghiêm trọng như phản ánh của người dân.
Sai phạm nhưng không xử lý
Công ty TNHH Thiên Phước được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ tháng 8-2013, ngành nghề sản xuất bao bì với công suất 900 kg/ngày và 1 tấn nhựa tái sinh/ngày.
Qua Đề án Bảo vệ môi trường đơn giản của công ty cho thấy Nhà máy Thiên Trúc hoạt động từ tháng 10-2013 nhưng mãi đến tháng 1-2015, UBND thị xã Ninh Hòa mới cấp giấy xác nhận đề án này. Trong biên bản kiểm tra môi trường ngày 25-6 ghi rõ: gần 4.000 m2 nhà xưởng là đất nông nghiệp, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng; nhà máy cũng chưa được cấp phép xây dựng.
Đến ngày 3-8, trả lời khiếu nại của người dân, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa, xác nhận: nhà máy chưa thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ. Nước thải nhà máy được xử lý khép kín, xả ra ao chứa không xả ngầm xuống đất. Theo cơ quan này, nhà máy được lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, không có bụi mù; mẫu xét nghiệm quan trắc chất lượng khí thải, nước thải đạt chuẩn.
Tuy nhiên, ngay ngày 10-9, khi phóng viên và người dân vào khu vực nhà máy (đã dừng hoạt động) phát hiện hệ thống xả nước thải lộ thiên trong khuôn viên với cặn đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Điều lạ là Phòng Tài nguyên và Môi trường sau khi phát hiện nhiều sai phạm, chưa đủ pháp lý của nhà máy nhưng vẫn cho hoạt động. Cơ quan này chỉ đề nghị UBND xã Ninh An theo dõi vụ việc, xử lý hành vi sử dụng đất không đúng mục đích.
Về phía doanh nghiệp, ông Cương cho biết đang hoàn tất thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhà máy đang thuê một công ty ở TP HCM để hoàn tất việc xử lý mùi, chất thải; để hoàn thiện các vấn đề về môi trường phải cần từ 3-6 tháng.
Đối với việc để cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư, không xử lý các vi phạm, ông Bùi Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, lý giải: Sản xuất bao bì không nằm trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện; cơ sở này đã xây dựng trước khi xin cấp giấy phép kinh doanh. Ông Bình cũng thừa nhận: “Cơ quan chức năng đã sai sót khi phát hiện sai phạm nhưng không xử lý kịp thời”.
Ông Bùi Thanh Bình cho rằng trước mắt, thị xã sẽ đình chỉ hoạt động của nhà máy để rà soát loại các thủ tục. Khi nào nhà máy đáp ứng được các điều kiện quy định mới cho hoạt động, nếu không sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
-
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
-
Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
-
Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
-
Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
-
Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
-
Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
-
Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
-
Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)