Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Công ty TNHH Vinh Hạnh: Lợi dụng giấy phép tận thu để phá rừng
(11:02:50 AM 01/04/2012)Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thu hồi diện tích rừng để giao cho Công ty TNHH MTV cao su Quảng Nam thuê đất để trồng cao su tại Phước Gia, nhiều công ty đã tham gia đấu thầu. Và đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Vinh Hạnh (trụ sở tại TT.Tân An, H.Hiệp Đức) đã tiến hành khai thác gỗ trong diện tích giới hạn là 64,83 ha tại các tiểu khu 532, 533, 534.
|
Cấp phép không đúng thực trạng rừng
Bản thiết kế do Công ty CP-ĐTXD Lý Thịnh (trụ sở tại TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) lập ra vào tháng 8.2011 đề cập đến việc khai thác tận thu gỗ giải phóng mặt bằng thì rừng Phước Gia thuộc dạng IC - “rừng nghèo”. Cụ thể, các tiểu khu 532, 533, 534 - nơi đơn vị này trực tiếp khảo sát, rừng chỉ gồm thực bì và một số dây leo bụi rậm, rải rác một ít cây gỗ như: dung sạn, trường nhãn, ươi… cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn phẩm chất xấu. Bản thiết kế còn cho rằng đây là rừng đã bị khai thác kiệt, trữ lượng ít và hiệu quả kinh tế thấp.
Nhưng thực tế thì không phải như vậy, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đây là khu rừng còn nhiều cây gỗ lớn, có cây đốn hạ và xẻ thành gỗ lên đến 5m3. Cũng theo bản thiết kế này, cây được phép khai thác chỉ có đường kính thân không quá 28 cm, thế nhưng ngay tại bìa rừng, hàng chục khối gỗ được tập kết, có khúc rộng đến 2-3 người ôm không xuể. Mật độ cây lớn cạnh nhau cũng khá dày không theo như bản thiết kế “rừng nghèo” chỉ rải rác vài cây.
Không hiểu sao bản thiết kế của công ty này vẫn được duyệt và tai hại hơn là đã được đem ra đấu thầu để một diện tích rừng khá lớn bị “chết oan”. Theo tài liệu mà chúng tôi có được, thì bản thiết kế này đã được lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam ra quyết định phê duyệt vào ngày 10.10.2011 cho phép tận thu gỗ.
Dừng mọi hoạt động
Ngoài công ty này, hiện tại rừng Phước Gia còn bị lâm tặc xâm hại nặng nề. Lâm tặc đã lợi dụng đường ranh giới do Công ty Vinh Hạnh làm để dùng máy san đất mở một con đường khác vào các khoảnh rừng lân cận, đem cưa máy và nhiều nhân công vào rừng rồi tự do triệt hạ các loại gỗ như: chò, chuồn, dẻ…
Ngày 21.3, ông Nguyễn Văn Thời, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hiệp Đức khẳng định với Thanh Niên: “Ngoài Công ty TNHH Vinh Hạnh khai thác, đến giờ này, tôi khẳng định không một đơn vị nào được cấp phép vào rừng”. Khi được hỏi về tình trạng phá rừng đang xảy ra, ông Thời cho biết chưa nhận được báo cáo từ kiểm lâm địa bàn. Trong khi đó, ông lại cho biết thời gian qua lực lượng kiểm lâm huyện luôn về địa bàn túc trực.
Chiều tối 28.3, sau khi kiểm tra khẩn cấp tình hình rừng ở xã Phước Gia (H.Hiệp Đức, Quảng Nam) bị đốn hạ, đoàn công tác của tỉnh do ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Sở NN-PTNT dẫn đầu đã làm việc với địa phương và yêu cầu dừng tất cả mọi hoạt động liên quan để kiểm tra, xác định thiệt hại, xác định đối tượng phá rừng và có thể đề nghị cơ quan chức năng khởi tố vụ án tùy mức độ vi phạm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
-
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
-
Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
-
Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
-
Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
-
Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
-
Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
-
Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
-
Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)