Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Công ty nông dược đem rác thải đốt vào phần đất dân
(16:00:04 PM 11/07/2015)Bắt "tại trận" công ty đốt rác thải trên đất của người dân
Vừa qua, hàng chục hộ dân tại thôn Trung Hòa đã rất bức xúc khi bắt quả tang được 3 công nhân của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất nông dược Thái Phú Nông (Công ty Thái Phú Nông) có trụ sở tại xã Đắk Gằn, đem rác thải ra khu vực đất nông nghiệp của một hộ dân để đốt. Điều đáng nói, trong những thứ công ty này đem đốt có rất nhiều vỏ chai có ghi là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) rất độc hại.
Hiện trường người dân bắt quả tang công nhân của công ty đốt rác thải (ảnh người dân cung cấp)
Anh Nguyễn Đình Thìn (ngụ thôn Trung Hòa), cho biết: Vào khoảng 15h30', ngày 2/7, khi anh đang ở nhà thì nghe có 1 mùi khét lẹt, rất hôi bốc lên từ khu vực sau công ty Thái Phú Nông, anh vội chạy sang thì phát hiện có 3 người đàn ông là công nhân của công ty này đang đem 3 sọt lớn rác thải ra đốt. “Tôi thấy người của công ty đốt rác trên phần đất của người dân, nên tôi có yêu cầu họ dừng lại và hô hoán mọi người xung quanh tới. Loại rác mà họ đem đốt toàn là vỏ chai thuốc sâu, thuốc vi sinh… có cả những chai còn thuốc đang ở trong nữa, đây là hành vi mà tôi không thể chấp nhận được”, anh Thìn bức xúc.
Cũng theo anh Thìn, Công ty Thái Phú Nông này đã đặt trụ sở và hoạt động trên địa phương từ năm 2008 đến nay, trong quá trình sản xuất công ty này đã gây ra mùi hôi thối nồng nặc, khi ngửi có cảm giác khó thở, “nhà tôi ở gần công ty này, các con nhỏ và người già thì thường xuyên bị đau đầu, cái mùi hôi thối này chịu không nổi nó còn thối hơn mùi xác động vật chết, nhiều đêm chúng tôi cũng không ngủ được”, anh Thìn nói thêm.
Thu được nhiều bao bì, nhãn mác thuốc trừ sâu đem đốt
Ông Nguyễn Văn Chung (Trưởng thôn Trung Hòa), cho biết: Sau khi nhận được tin báo của người dân về việc công ty đốt rác ra môi trường, ông Chung đã nhanh chóng có mặt và yêu cầu giữ lại tang vật và báo ngay cho công an xã. “Chúng tôi khống chế yêu cầu họ đợi công an đến ghi nhận sự việc mới cho dọn dẹp hiện trường vì người dân của thôn đã rất bức xúc từ trước đến nay. Sau đó, công an xã, công an huyện và cả công an tỉnh xuống ghi nhận sự việc này, chúng tôi đã ký vào biên bản và rất mong cơ quan chức năng xử lý để giúp bà con tránh được sự ô nhiễm này”, ông Chung phát biểu.
Ông Chung còn cho biết, Có khoảng trên 50 hộ của thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng từ mùi hôi thối của công ty, qua các cuộc tiếp xúc cử tri nhiều người dân đã phản ánh vụ việc này lên với chính quyền xã. “Công ty này dường như chỉ sản xuất vào ban đêm, nước thải đã nhiều lần chảy ra ngoài đất của người dân vô cùng hôi thối. Bà con tại địa phương từ khi có công ty không còn dám sử dụng nước giếng để sinh hoạt mà phải sử dụng nước sạch của nhà nước vì sợ độc hại”, ông Chung nói.
Người dân nhiều lần làm đơn gửi chính quyền
Cũng tại thôn Trung Hòa, theo phản ánh của người dân vì không chịu nổi sự ô nhiễm này mà đã có hộ phải bỏ nhà chuyển sang khu vực khác sống vì nhà có con nhỏ. Bên cạnh đó, không ít hộ đang lâm vào tình trạng “sống dở chết dở” khi phần đất nằm cạnh công ty trồng cây thì không sinh trưởng, phát triển còn muốn bán lại thì không ai dám mua.
Công ty đốt cả những lọ thuốc BVTV đang còn chứa thuốc
Anh Trịnh Văn Tuấn (có đất liền kề công ty), bức xúc: “Tôi có mua 500m2 đất trước lúc công ty này đến xây trụ sở, giờ tôi rao bán cũng không ai mua, mà ở thì không dám vì sợ ảnh hưởng. Nước thải công ty này xả ra đen ngòm, cứ ngấm dần vào phần đất của tôi khiến hơn nửa lô đất không thể trồng được cây gì cả, vì trồng vào là chết. Nhiều khi bức xúc muốn gặp giám đốc công ty này để ý kiến cũng khó vì họ đóng cửa kín mít không cho người lạ ra vào. Chúng tôi rất mong các cấp có thẩm quyền sẽ di dời trụ sở sản xuất của công ty Thái Phú Nông về khu công nghiệp hoặc khu chế xuất để không gây ảnh hưởng đến bà con nữa”.
Để làm rõ sự việc, PV đã liên hệ qua điện thoại với giám đốc công ty Thái Phú Nông nhưng vị này đã từ chối không làm việc và cho biết “công ty không gây ô nhiễm như người dân phản ánh (?)!”.
Nước tải của công ty chảy ra ngấm vào đất của người dân
Trao đổi với Pv, ông Phạm Đức Châu – Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn, cho biết: Công ty Thái Phú Nông đã đóng trên địa bàn khoảng 10 năm nay và xã đã nhiều lần nhận được phản ánh của bà con báo cáo về việc công ty gây ô nhiễm môi trường, “các hộ dân ở khu vực xung quanh thường xuyên gửi đơn thư lên phản ánh về tình trạng bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do ở sát công ty. Xã đã làm báo cáo lên Phòng tài nguyên - môi trường huyện và đã có 3 lần các đoàn về kiểm tra, nhưng lại không có kết luận trả lời gửi về địa phương để chúng tôi có thể thông báo cho người dân nắm rõ nên rất khó giải thích”, ông Châu lý giải.
Trụ sở Công ty Thái Phú Nông
Riêng sự việc người dân bắt quả tang người của công ty đốt rác thải sang phần đất của người dân ông Châu xác nhận, vào ngày 2/7 nhận được tin báo công an xã đã lập tức xuống hiện trường, sau đó công an huyện và Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Đắk Nông đã đến kiểm tra, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được kết luận cuối cùng.
Ông Châu cũng thông tin thêm: “Cách đây khoảng 2 năm, có 1 hộ gia đình trồng cao su ở lô đất phía sau công ty này, sau đó họ có phản ánh cao su chết dần dần do nghi ảnh hưởng nước thải của từ công ty nên ông chủ của công ty này đã đứng ra mua lại nguyên lô đất này”.
Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Văn Tuấn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Mil, cho biết: Về thông tin công ty Thái Phú Long đốt rác thải ra môi trường ông vẫn chưa nắm được nhưng trước đây đã nhận được ý kiến của bà con phản ánh và có đoàn liên ngành của huyện đến kiểm tra nhưng đã xác nhận công ty không gây ô nhiễm...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
-
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
-
Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
-
Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
-
Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
-
Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
-
Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
-
Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
-
Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)