Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Cần chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp
(07:57:20 AM 11/08/2012)Ảnh minh họa
Theo kết luận của đoàn Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tình hình chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ sở và khu công nghiệp tỉnh An Giang, cho thấy tỉnh An Giang có quan tâm trong việc bảo vệ môi trường thông qua các văn bản chỉ đạo là rất tốt. Tỉnh còn triển khai nhiều dự án đầu tư, tác động môi trường, thẩm định, tổ chức thực hiện đúng hướng dẫn, qui định. Tuy nhiên, do đặc thù nên vẫn còn nhiều bất cập như thẩm định, duyệt các dự án không đúng với Luật Môi trường năm 2005 bởi các dự án sau khi cấp phép triển khai chưa có thiết kế công trình bảo vệ tác động môi trường. Trong số 194 dự án tác động môi trường được bộ, tỉnh phê duyệt, chỉ mới có 12 dự án được xác nhận và tiếp tục kiểm soát. Bên cạnh đó, số tiền thu, xử phạt quá thấp không tương ứng với tình hình thực tế; công tác kiểm tra thẩm định dễ dàng, không thường xuyên, cam kết bảo vệ môi trường chỉ mang tính hình thức đã dẫn đến tình trạng vi phạm, gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp và cơ sở còn phổ biến.
Ông Lương Duy Hanh - Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường còn nhấn mạnh, đối với việc quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thực tế, nên chưa đúng với hướng dẫn của thông tư liên tịch số 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 8/12/2010 (sử dụng 70% tổng số tiền thu xử phạt vi phạm hành chính). Trong khi kinh phí chi sự nghiệp môi trường còn nhiều bất cập bởi Sở Tài nguyên - Môi trường chưa hướng dẫn các địa phương về chuyên môn, nhiệm vụ và trọng tâm của hoạt động bảo vệ môi trường; chưa thực hiện đúng luật ngân sách về lập dự toán chi hàng năm, kinh phí chi cho thanh kiểm tra thấp. Ngoài ra, một số cơ sở, khu công nghiệp còn tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường không lắp biển báo kho lưu trữ; không có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; không kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Qua đó, đoàn tiến hành lập biên bản 13 doanh nghiệp vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, đồng thời đề nghị tỉnh An Giang nên chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công trình, nhất là công trình có tác động môi trường; cần phải thiết kế công trình xử lý chất, nước thải, đặc biệt là tác động môi trường. Tỉnh cũng nên chú trọng ưu tiên đầu tư một số công trình bảo vệ môi trường cấp bách và phải có báo cáo tác động môi trường; nhắc nhở cơ sở bố trí cửa xả nước thải sau khi xử lý tại vị trí thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát và đảm bảo nước thải sau khi xử lý phại đạt tiêu chuẩn QCVN; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác thanh kiểm tra song song với quyết liệt xử lý vi phạm.
An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, với diện tích rộng, người đông, kinh tế phát triển mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp và đã quy hoạch 23 cụm công nghiệp. Với thế mạnh về nuôi trồng thủy sản nước ngọt với 1.100 ha ao nuôi và gần 2.000 bè, xuất khẩu mỗi năm gần 140.000 tấn thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh song song với cây lúa. Hiện nay, công tác quản lý bảo vệ môi trường ở lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản còn nhiều khó khăn, tỉnh kiến nghị Trung ương xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kho chứa chất thải và thiết kế mẫu về quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản phù hợp, hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng, đồng thời giao quyền cho UBND tỉnh được xử lý, xử phạt cảnh cáo đối với hoạt động chế biến thủy sản vi phạm. Trong thời gian 3 tháng, các doanh nghiệp phải thực hiện khắc phục các hành vi về quản lý chất thải nguy hại và 6 tháng đối với việc hoàn thiện các công trình xử lý chất thải theo quy định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
-
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
-
Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
-
Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
-
Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
-
Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
-
Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
-
Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
-
Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)