Trà Vinh: Ao bà Om kêu cứu vì nứt nẻ, khô hạn 

(12:01:23 PM 23/02/2016)
Ao bà Om nằm ngay cửa ngõ vào thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 7km, là điểm đến tham quan của gần như tất cả du khách khi đến Trà Vinh. Nơi đây không chỉ là một ao nước lớn mà còn là quần thể nhiều cây cổ thụ hình thù độc đáo, khung cảnh xanh mát nên ao không chỉ là điểm đến của du khách mà còn là nơi người dân địa phương ưa thích hóng mát và chụp ảnh.
Hiện nay vẫn thế, du khách vẫn ghé, người dân vẫn đến chơi, nhưng ao thì không còn là ao nữa. Chỉ mới vào giữa mùa khô, nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì khiến ao bà Om chỉ còn lại vài vũng nước nhỏ.
Dù nguyên nhân gì đi nữa thì ao bà Om đang khô cạn là sự thật. Là người con Trà Vinh, tôi mong các ngành chức năng sớm có biện pháp “giải cứu” cho ao khỏi cảnh khô cạn, héo hon, để ao bà Om mãi xanh mát và tươi đẹp trong lòng người Trà Vinh cũng như trong mắt du khách trong và ngoài nước.
Nếu không ai cứu giúp, e rằng chỉ trong vài tuần nữa, có thể lần đâu tiên trong lịch sử ao bà Om sẽ trở thành sân bóng mini, hay thành bãi thả diều chi đó. Hẳn là những người con Trà Vinh xa quê và du khách các nơi sẽ ngạc nhiên lắm. Và đau lòng lắm.
Đáy ao lộ ra, khô cằn, nứt nẻ như vùng đất hạn hán từ lâu. Người ta chạy xe xuống lòng ao, ngồi ăn uống ngay dưới lòng ao.
Xa xa ở giữa ao là vài vũng nước nhỏ, trong đó là vài con cá cuối cùng đang cố sống chờ mùa mưa, điều có lẽ không bao giờ đến trong cuộc đời của chúng. Vui nhất có lẽ là đám chim, cò, chúng thong thả đi quanh vũng cá mà ăn uống no nê.
Nhiều người dân địa phương cho biết, đây là tình trạng khô cạn vô cùng hiếm thấy ở ao bà Om. Có người còn cho rằng đây là một điềm báo về một năm nhiều khó khăn, vất vả.
Hình ảnh ao bà om khô cằn như sân bóng:
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)