Những hình ảnh "nhói lòng" từ rừng xanh 
(11:53:37 AM 22/07/2012)
![]() |
Con cầy hương ở rừng Đông Giang (Quảng Nam) bị dính bẫy treo làm từ dây phanh xe đạp. Mỗi đường bẫy dây có đến hàng trăm chiếc. Chồn hương đã mắc nạn ngay bên bờ suối khi xuống tìm thức ăn |
Có những con vật may mắn như chú sơn dương ở rừng A Lưới bị bẫy cứa gần đứt cả chân nhưng vẫn còn sống và được cứu chữa, trở lại rừng. Nhưng cũng có những con thú xấu số như bầy voọc 21 con ở Núi Chúa (Ninh Thuận) bị mổ bụng, moi hết nội tạng ra ngoài. Và có cả những con thú đã thối rữa, chết khô trong tư thế tuyệt vọng.
Đó là những nỗi đau đớn, tuyệt vọng mà khi thưởng thức những món ăn, vị thuốc, vật phẩm... từ thú rừng chắc không ai có thể tưởng tượng nổi.
Và trong những cánh rừng thẳm sâu kia, nỗi đau của bầy thú vì sự tàn sát của con người còn hơn những gì mà con người có thể hình dung khi mỗi khu bảo tồn, mỗi vùng rừng chúng tôi đi qua số bẫy thú thu được đều lên đến con số hàng chục ngàn chiếc mỗi năm.
Nói như ông Nguyễn Trọng Huynh - giám đốc vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) - trước mỗi bữa tiệc với thịt thú rừng, nếu còn lòng nhân hậu, mỗi thực khách hãy nghĩ rằng mình không chỉ dùng một món ăn mà còn gặm nhấm luôn cả nỗi đau đớn và tuyệt vọng của chúng.
Dưới đây là những bức ảnh gây nhói lòng từ rừng xanh do cán bộ, chiến sĩ kiểm lâm các khu bảo tồn và vườn quốc gia đã cung cấp.
![]() |
Con linh dương rất lớn trên dính bẫy kẹp khiến phần guốc trước gần như bị đứt lìa. Nhưng nó may mắn hơn những con thú mắc bẫy khác là gặp được đội cứu hộ của Khu bảo tồn sao la A Lưới (Thừa Thiên - Huế) cứu chữa, thả lại rừng |
![]() |
Tuy nhiên rất nhiều đồng loại của linh dương đã không gặp may như thế. Trong một lán trại dựng giữa rừng của thợ săn, các cán bộ khu bảo tồn sao la A Lưới đã phát hiện hàng chục hộp sọ linh dương bị bỏ lại sau những cuộc hành quyết, đưa thịt ra khỏi rừng |
![]() |
Chú sóc này đã không lường hết được dã tâm của con người, và bị dính bẫy khi băng qua suối trên chiếc cầu được thợ săn vùng rừng Phước Sơn (Quảng Nam) dựng sẵn |
![]() |
Không ai còn nhận ra đây là loài thú gì, con vật tội nghiệp ở rừng Tây Giang (Quảng Nam) này có lẽ bị dính bẫy từ nhiều tháng, chết khô giữa rừng già |
![]() |
Một con voọc chà vá thối rữa vì dính bẫy |
![]() |
Những chiếc bẫy của thợ săn rất nhạy, không chừa một loài nào kể cả những con rùa chậm chạp sống dưới mặt đất |
![]() |
Con voọc chà vá chân đen này là một trong số 21 con đã bị thợ săn Đặng Minh Khắc (ảnh) và Nguyễn Phương Tuấn bắn hạ, sau đó rạch bụng ngay tại rừng Núi Chúa (Ninh Thuận) |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)