Những cây cầu đẹp và lạ trên thế giới 
(00:43:02 AM 26/11/2013)
Cầu Rakotz là điểm nhấn trong công viên Kromlauer ở Görlitz Gablenzgasse (Đức). Cây cầu hình vòng cung được xây dựng năm 1860. Nó mang nét cổ kính và đẹp như một bức tranh phong cảnh hữu tình. Cầu soi mình và in bóng trên mặt nước trong veo tạo thành một hình tròn độc đáo. Ảnh: Getty.
Cầu cáp treo Langkawi dài 125 m. Nó nằm trên đỉnh núi Gunung Mat Cincang ở đảo Pulau Langkawi (Malaysia). Cầu cao 700 m so với mặt nước biển. Được hoàn thành năm 2005, cầu Langkawi là điểm đến của những du khách thích mạo hiểm, ưa cảm giác mạnh. Ảnh: Getty.
Những cây cầu bằng rễ cây ở làng Cherrapunji, bang Meghalaya (Ấn Độ) rất đặc biệt vì chúng được bện với nhau bằng rễ cây. Bộ tộc War-Khasis trong làng từ xa xưa đã truyền nhau cách bện những rễ cây lớn lại với nhau để tạo thành những chiếc cầu qua đường. Họ gia cố cho cầu bằng các cọc tre. Một số cây cầu trong làng dài hơn 30 m và có thể tải được 50 người cùng một lúc. Ảnh: Getty.
Cầu ở Fort de Roovere, gần làng Halsteren, tỉnh bắc Brabant (Hà Lan) độc và lạ vì nó nằm dưới nước. Hai thành cầu giống như 2 đập chắn nước để ngăn nước. Cây cầu có kiến trúc hài hòa với môi trường xung quanh. Người ta không dễ phát hiện ra cây cầu nếu nhìn từ xa. Ảnh: Getty.
Shaharah ở Yemen là cây cầu đá cổ, hình cung tại Yemen. Người dân Yemen xây dựng nó để chống lại sự xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ. Kỹ sư cơ khí Achilleas Vortselas, người dành tình cảm đặc biệt cho cầu Shaharah cho rằng Shaharah là một trong những tác phẩm kỳ diệu của người Yemen và của cả nhân loại. Ảnh: Getty.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)