Làng cổ Lộc Yên - Ngôi làng trong cổ tích 
(23:07:23 PM 04/12/2015)
Làng cổ Lộc Yên nằm ở vùng trung du. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, vị trí dựng làng được các bậc tiền nhân ngày trước vận dụng đúng yếu tố phong thủy của các bậc vua chúa để lựa chọn như tả thanh long - bên trái có núi đồi cây cối, hữu Bạch Hổ - tức bên phải có thế đất cao, có đường lộ dẫn vào làng vào nhà. Tính từ khi lập làng đến nay, đã 5-6 đời người dân sinh sống tại mảnh đất này
Ở Lộc yên, mọi con đường đều xanh tươi và sạch sẽ. Mỗi nhà cách nhau một ruộng lúa hay khoảnh đồi.
Những con ngõ nhỏ dẫn vào nhà của người dân. Ở đây, chỗ nào cũng thấy cau. Theo các cụ ngày xưa kể lại, khi lên dựng nhà ở đây, người dân thường quay nhà hướng nam và trước cau sau chuối. Các cụ lý giải, đó là hướng nhà tốt, cây cau trước nhà sẽ chắn những con gió nam thổi tới. Còn những cây chuối sau nhà sẽ giữ ấm vào mùa đông. Ở Lộc Yên, con ngõ dẫn vào nhà lúc nào cũng có hoa. Chút thơ, chút cảnh trong cách bố trí nhà, nên mỗi ngôi nhà ở đây đều đẹp bình dị.
Ngõ và hàng rào luôn được làm từ đá. Những viên đá nhỏ, được xếp tay tỷ mỉ, thẳng và đều như được đúc. Kinh nghiệm xây đá được truyền lại từ thế hệ ông cha. Năm xưa, Lộc Yên là khu vùng đất trung du. Trong đất lẫn nhiều sỏi đá. Để dựng nhà và có đất sản xuất, họ phải đào đá lên. Sau đó, xếp chúng thành các vòng như ruộng bậc thang. Nước mưa sẽ không làm đất bị xói mòn và rửa trôi. Từ đó, hình thành lên các hàng rào đá, ngõ đã như ngày nay. ở Lộc Yên, có những hàng rào đá đã tồn tại cả trăm năm. Rêu, hoa đâm chồi từ đá.
Nhà của ông Đồng Viết Mão - người đang sở hữu căn nhà có tuổi đời gần 200 năm...Đây là một trong những căn nhà cổ nhất làng Lộc Yên. Ngôi nhà vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kết cấu ngày xưa. Đó là những ngôi nhà 3 gian 2 chái làm bằng gỗ mít, lưng tựa vào núi, mặt hướng về Nam, tránh gió Bắc khắc nghiệt ... Xung quanh là vườn cây bậc thang men theo triền đồi ...
Đây là bãi đá Lò Thung nằm trên sông Đá Giăng. Bãi đá này là bãi đá cổ của làng. Bãi đá ở đây trải dài gần 10 km.Người dân làng Lộc Yên cũng rất khéo léo tận dụng những cái sẵn có của tự nhiên. Họ dùng đá ở đây xắt nhỏ ra thành đá xây bờ rào. Có một truyền thuyết rất hay về bãi đá Lò Thung được lưu truyền tại Lộc Yên như thế này: xưa kia có 1 vị khổng lồ sinh sống trên sông Giăng. Khi đó, ở dòng sông có một tảng đá lớn. Một ngày, khi dân làng tới khai thác tài nguyên tại sông Giăng, ngài khổng lồ đã tức giận giậm chân xuống tảng đá khiến nó vỡ tan thành nhiều mảnh, tạo thành bãi đá Lò Thung ngày nay...
Cụ Nguyễn Nãi năm nay 87 tuổi - cái độ tuổi đã gần đất xa trời, ấy thế nhưng cụ vẫn tinh tường và dẻo dai ... Cụ là một trong những người có công trong việc bảo vệ làng Lộc Yên thuở sơ khai ...Khi đó, mảnh đất Tiên Phước với rừng núi trùng điệp bao quanh là nơi trú ẩn của nhiều thú dữ, trong đó có hổ, hay còn gọi là cọp ... Ban đêm, cọp hay xuống bản làng bắt người, bắt lợn, bắt gà, buộc người dân phải đứng lên vây cọp. Từ đó, hình thành lễ hội vây cọp. Ở nhà cụ, còn lưu giữu lại một vài vật của lễ hội này .
Cụ Nguyễn Đình Huỳnh là người cao tuổi nhất làng. Cụ là người duy nhất ở Lộc Yên còn hát được tuồng. Trước đây, trong làng có gánh hát, thường được mời đi biểu diễn khắp nơi. Nhưng nay thì không còn nữa.
Lộc Yên là cái nôi của truyền thống cách mạng. Nhà nào cũng treo bảng khẩu hiệu trên hiên nhà. Khi tới đây, chúng ta có thể tới thăm nơi sinh của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ngôi nhà, được một người cháu trông coi. Bên trong có các di vật cụ dùng khi còn sống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)