Dân Chile vác xẻng lên mái nhà xúc tro bụi núi lửa
(23:59:21 PM 29/04/2015)
Giới chức yêu cầu người dân trong vùng tiếp tục đeo khẩu trang để phòng hít phải bụi, đồng thời tránh uống nước lấy trên mặt nước sông suối có thể bị nhiễm độc do tro bụi núi lửa.
Khoảng 1.500 người dân ở Ensenada, thị trấn gần núi lửa Calbuco nhất, đã được phép quay lại nhà để lấy các vật dụng cần thiết và dọn dẹp một số thiệt hại do tro bụi gây ra.
Người dân bắt đầu dọn dẹp nhà cửa
Người dân cũng lo lắng, đàn bò có thể ăn phải tro núi lửa và nhiễm độc khi mà khu vực này đang ngập chìm trong lớp tro bụi dày từ 40 đến 50 cm, nhiều nơi dày đến 1m. Chính phủ sẽ đền bù cho những gia đình nông dân bị thiệt hại do thiên tai.
Tro bụi từ núi lửa Calbuco đã ảnh hưởng tới một nửa khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là Argentina. Nhiều chuyến bay ở nhiều thành phố, thậm chí ở thủ đô Buenos Aires của Argentina, cách Calbuco 2.000 km, đã bị hủy.
Núi lửa Cabulco bắt đầu "thức giấc" từ ngày 22/4 và phun những cột tro bụi hình nấm cao tới 20 km. Chile đã ngay lập tức ban bố báo động đỏ và sơ tán khoảng 6.500 người dân trong vòng bán kính 20 km xung quanh núi lửa.
Nằm cách thủ đô Santiago của Chile 1.400 km về phía Nam, núi lửa Calbuco là một trong ba núi lửa nguy hiểm nhất trong số 90 núi lửa vẫn đang hoạt động của Chile.
Lần cuối cùng Calbuco phun trào là vào năm 1972. Chile là quốc gia có nhiều núi lửa thứ hai thế giới, sau Indonesia, với hơn 2.000 núi lửa, trong đó khoảng 500 núi lửa hiện vẫn đang cháy âm ỉ và có dấu hiệu hoạt động trở lại.
Sau đây làm chùm ảnh về núi lửa Calbuco và cảnh dọn dẹp của người dân:
Núi lửa phun trào thành cột khói cao 20km
Tro bụi ảnh hưởng sang cả khu vực Nam Mỹ
Một ngôi nhà bị sập do tro bụi từ núi lửa Calbuco
Người dân dọn dẹp tro bụi núi lửa Calbulco ở La Ensenada
Cảnh sát quét dọn tro bụi núi lửa tại một ngôi nhà tại La Ensenada.
Lớp tro bụi trên đường và đồng ruộng có thể dày tới 1m
Người dân phải đeo khẩu trang để tránh hít phải khí độc
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)