Cua đỏ ở Australia gặp nguy vì dầu tràn
(07:00:14 AM 17/01/2012)Tạp chí New Scientist đưa tin, do gặp biển động, tuần trước, tàu chở hàng MV Tycoon mang cờ Panama bị vỡ đôi khi va đập mạnh vào vách đá thuộc khu vực Flying Fish - chứa lãnh thổ chính của đảo Giáng Sinh.
![]() |
Dầu tràn đe dọa tới mùa di trú rầm rộ của loài cua đỏ - Ảnh: Arkive |
"Chúng tôi cho rằng hầu hết nhiên liệu trên tàu đã tràn hết xuống biển" - phát ngôn viên Mal Larsen làm việc tại Cơ quan An toàn Hàng hải Úc - cho biết trong một thông cáo báo chí. Tàu Tycoon chở 140 tấn dầu nhiên liệu (FO), 110.000 lít dầu bôi trơn và 260 tấn loại tẩy dầu phosphate.
Hiện lo ngại lớn nhất của các nhà khoa học là sự cố sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể loài cua đỏ, có tên khoa học Gecarcoidea natalis, sống trên đảo Giáng Sinh. Tháng 12 hàng năm, hàng triệu con cua đỏ - loài cua độc đáo của đảo, di cư khỏi rừng mưa nhiệt đới đến đẻ trứng ở biển. Tháng giêng năm sau, chúng mới thực hiện cuộc di cư rầm rộ về đất liền.
"Lũ cua con hiện giờ đang nở" - nhà khoa học môi trường Nic Dunlop, thuộc Tổ chức Bảo tồn West Perth, thuộc Tây Úc, nói. "Hàng trăm nghìn con cua con đang di chuyển trở về đất liền và thật tồi tệ nếu chúng tiếp xúc trực tiếp với dầu tràn".
Jean-Paul Hobbs, Nhà nghiên cứu sinh vật học hải dương của ĐH Tây Úc, nhận định những chất gây ô nhiễm môi trường như dầu đặc biệt "độc" và dễ gây tổn thương trứng và ấu trùng cua đỏ. Nếu dầu tràn không được dọn sạch kịp thời thì không lâu sau ấu trùng cua sẽ chết.
Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn do dự báo thời tiết tại khu vực đảo Giáng Sinh vẫn còn tiếp diễn xấu, làm đình trệ mọi nỗ lực thu dọn dầu tràn.
Ngoài ra, hiện đàn cá nhám voi tụ tập tại đây cũng bị ảnh hưởng, do thiếu thức ăn là ấu trùng cua đỏ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)