Chơi với nấm 
(18:12:35 PM 26/10/2014)
Khi về hưu, ông vác máy vào rừng tìm các loài nấm để... quay phim. Chính nhờ cái “điên” 10 năm qua của ông già 65 tuổi này mà mấy trăm loài nấm đã được ghi hình.
Ông kể: “Có loài tôi phải ngồi trực chiến tám giờ liên tục để quay vì chưa ưng ý ánh sáng, nấm chưa bung như loài nấm trứng gà có hình dáng hệt cái trứng mà từ sáng tới chiều tôi chỉ quay được nó hé mũ một chút”.
Ông nói về duyên nợ với nấm thật giản đơn. Ông vốn mê quay phim, trước đây từng ròng rã một năm làm phim về động vật hoang dã ở khu Bàu Sấu (thuộc Khu dự trữ sinh quyển Ðồng Nai) để góp tiếng nói phản đối thủy điện.
Năm 2004, ông gặp một vị giáo sư chuyên về nấm, cả năm trời ông theo giáo sư vào rừng rồi mê nấm lúc nào không hay.
Ông chia sẻ: “Lúc giáo sư này nói đã phát hiện được khoảng 100 loài, tôi ngưỡng mộ lắm, rồi tự mình chạy xe vào rừng tìm nấm để quay. Quay được loài này lại muốn tìm tiếp loài khác không dứt được, đến hôm nay vẫn mê như vậy”.
Ông thường quay ở Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu (Ðồng Nai), Vườn quốc gia Cát Tiên (Ðồng Nai), Tam Ðảo (Vĩnh Phú), Cát Bà (Hải Phòng)... Trung bình mỗi tháng ông đi hai lần, mỗi lần 2-3 ngày.
Nhìn ông Vũ Mạnh Tư ngồi cặm cụi mở từng thước phim về nấm để xem mà không khỏi xúc động. Ông cẩn thận đánh số từng loài nấm mình chụp được, quay được, phân loại tỉ mỉ và cho biết đã dựng phim về 600 loài nấm và chụp hình được khoảng 700 loài.
Mỗi loài nấm được ông cắt, chỉnh từ 10-15 phút quay còn vỏn vẹn hai phút, đặc tả những góc cạnh đẹp nhất, lồng nhạc vào phim. Ông nói: “Nghe nhạc và xem nấm như vậy làm sao người ta có thể ở ác với rừng được!”.
Ông Vũ Mạnh Tư ước từ giờ tới cuối đời mình sẽ quay được 1.000 loài nấm. Và ông mong những thước phim của mình đến được với nhiều người để họ cũng thấy rừng gần gũi và kỳ diệu vô cùng.
Nấm ly đỏ dưới ống kính của ông Vũ Mạnh Tư
Một loài nấm ông Vũ Mạnh Tư quay được
Loài nấm hệt như san hô trên cạn - Ảnh nhân vật cung cấp
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)