Bình Dương: Bọ cạp vào tận nhà tắm của người dân 
(08:53:11 AM 18/06/2013)
“Từ đầu mùa, sau mỗi trận mưa, những con bọ cạp đen sì lại xuất hiện, chúng bò lổm ngổm ngay trước cửa nhà trông rất là ghê”, Chị Lê Thị Nga, một người dân trong khu phố Tân Phú chia sẻ.
Chị Trần Thị Bích, người dân trong khu phố Tân Phú cho hay: “Cách đây mấy hôm, em đang chuẩn bị đi tắm, khi bật điện nhà tắm định bước chân vào bỗng giật nảy mình vì thấy hai con bọ cạp to bằng ngón tay cái đang giơ càng lên ở sát cống thoát nước trong nhà tắm”. Chị Bích cho biết thêm hôm đó trời mưa rất to, rất có thể làm ngập nơi ở của bọ cạp nên chúng đã chui vào nhà tắm tìm chỗ ẩn nấp mới.
Nói về mỗi lần xuất hiện của nọ cạp, anh Tống Trần Hào, ngụ ở khu C, khu phố Tân Phú cho biết: “Thường sau khi mưa khoảng một đến hai tiếng là bọ cạp không biết ở đâu chui lên nhiều lắm. Mưa càng lâu, đường ngập thì chúng ra càng nhiều”.
Để tự phòng bị cho bản thân mỗi khi ra khỏi nhà vào buổi tối, người dân thường rất cảnh giác, bởi buổi tối chúng thường bò trên những con đường nhỏ. Nguy hiểm hơn, bọ cạp thường chọn nhà dân làm nơi trú ngụ. Việc bọ cạp xuất hiện nhiều khiến tình trạng sức khỏe của người dân nơi đây bị đe dọa, sinh hoạt hàng ngày của người dân gặp không ít khó khăn. Loại bọ cạp trên có màu đen, càng to và dài như càng cua, đuôi dài, có con đuôi to.
Nhiều người khi dọn dẹp nhà cửa, làm vệ sinh khu vực xung quanh đã bắt gặp cả bầy bọ cạp nằm trong những đống rác thải quanh nhà. Anh Nguyễn Văn Sơn, ngụ khu C phố Tân Phú, kể: “Hôm trước tôi có dọn dẹp đống củi trước cửa nhà, khi dọn gần hết tôi nổi da gà khi thấy một bầy bọ cạp, chắc khoảng mấy chục con đang nằm dưới những thanh củi, có những con to như ngón chân cái người lớn, thấy vậy tôi liền lấy xăng đổ lên củi đốt luôn”.
Chuyện bọ cạp xuất hiện và bò vào nhà dân và ẩn nấp vào đồ đạc của người dân là chuyện thường, nếu vô tình đụng phải chúng thì hậu quả rất nghiêm trọng. Em Lê Đức Anh (18 tuổi), nhà ở khu phố Tân Phú cho biết: “Cách đây hơn một tuần, khi đi học về, vừa cầm cái khăn lau chân thì bỗng thấy đau nhói ở đầu ngón chân, hốt hoảng nhìn xuống em thấy một con bọ cạp bự cỡ ngón tay đang giơ càng lên chạy vào gầm tủ”.
Nói về hậu quả nếu bị bọ cạp tấn công, Y sĩ Vũ Doãn Hùng, sống trong khu phố Tân Phú cho biết: “Nếu bị bọ cạp lớn hơn ngón tay cái đốt, nọc độc sẽ rất mạnh, người lớn mất vài ngày mới khỏi. Riêng trẻ em khi bị bọ cạp đốt nên đưa đi bác sĩ để được khám chữa kịp thời”.
Anh Hùng chia sẻ thêm, ngay bản thân anh cũng từng bị bọ cạp đốt vào ngón tay, anh nói: “Buổi tối hôm đó tôi ngủ trên gác, nửa đêm thấy đầu ngón tay tê buốt, giật mình tỉnh giấc thì thấy chú bọ cạp đang chui vào khe tường nhà. Phải mất hai ngày sau vết thương do bị bọ cạp cắn mới khỏi”.
Theo người dân địa phương, bọ cạp xuất hiện đã lâu nhưng chưa thấy ngành y tế của phường xuống hỗ trợ người dân trong việc phòng, chống. Phần lớn những người bị đốt đều ra hiệu thuốc mua thuốc về tự bôi vào chỗ bị đốt.
Trong thời gian gần đây, hiện tượng côn trùng bò vào nhà dân gây thương tích xuất hiện ngày càng nhiều.
Hình ảnh bọ cạp xuất hiện tại Bình Dương:
![]() |
Bọ cạp bò trong nhà vệ sinh. |
![]() |
Hai con bọ cạp đang bò lổm ngổm trước cổng một nhà dân. |
![]() |
Một con bọ cạp bò trên cây ngay nhà dân. |
![]() |
Anh Vũ Doãn Hùng chỉ những nơi mà bọ cạp thường trú ngụ trước khi vào nhà dân. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)