Bắc Giang: Kỳ lạ làng xây nhà bằng tiểu sành “trộn” mật ong
(10:33:17 AM 06/03/2015)Ong chê tường trát vữa
Những chiếc tiểu sành (đựng hài cốt) vỡ, sứt không bán được, người dân làng Thổ Hà, xã Vân Hà (Việt Yên-Bắc Giang) đem về xây nhà.
Tiểu sành làm thành tường nhà ở làng Thổ Hà
Mỗi chiếc tiểu đều có 2 lỗ nhỏ, dù được dùng để làm nhà nhưng mặt có lỗ vẫn hướng ra ngoài, bên trong rỗng.
Lũ ong mật rất thích sinh sống trong những bức tường bằng tiểu sành này. Có nhà đến hai, ba chục đàn ong làm tổ trong tường.
Nơi sinh sống lý tưởng cho những đàn ong mật.
Bà Nguyễn Thị Dinh (79 tuổi) cho biết: Tường này bố tôi làm từ thời tôi lên 10, từ đó đến nay vẫn tốt, chưa phải sửa chỗ nào. Khi làm xong được vài tháng thì thấy một đàn ong về sinh sống, sau đó càng ngày càng nhiều. Nhưng chúng chỉ đến ở nhiều vào mùa hè, mùa đông một số đàn lại bay đi. Có khi các cháu nó đếm rồi khoe: “tường nhà mình có 30 đàn ong bà ạ”.
Mỗi chiếc tiểu có hai lỗ nhỏ, là lối đi ra đi vào của đàn ong
“Nhà tôi cũng được xây bằng tiểu sành nhưng năm nay không hiểu sao chỉ có vài đàn ong về. Mọi năm tầm này phải hàng chục đàn là ít. Chắc là năm ngoái mình mới trát lại bên trong nhà còn hơi vữa nên chúng không ở” - ông Cáp Trọng Nga tâm sự.
Dù trong tường nhà ông Cáp Trọng Tốn có tới hơn 30 đàn ong sinh sống nhưng ông vẫn phải mua mật về dùng. Nhiều người trêu: “Ông chủ ong lại đi mua mật ong…”.
Ông Tốn cũng không hiểu vì sao ông bà tổ tiên lại không cho lấy mật của những đàn ong sinh sống trên tường nhà mình. Các cụ dặn con cháu cứ để đàn ong thích đến thì đến, thích đi thì đi.
Trộm mật, ong đuổi cho chối chết
Ông Tốn kể: “Có lần tôi sang nhà hàng xóm chơi, về đến ngõ thì thấy hai thanh niên ôm đầu chạy hùng hục trở ra, phía sau là cả đàn ong đang đuổi theo.
Về đến nhà thấy tường bị đập vỡ, đồ nghề bọn trộm để lại là búa, can đựng mật...
Không được lấy mật trong những bức tường này
Chuồng gà nhà ông Tốn cũng được xây bằng sành tiểu và cũng có ong ở. Một hôm vợ chồng ông đến nhà con trai, đến tối về thì thấy có cái bao tải trước cửa chuồng gà nhà mình và trong bao có tới 4 con gà.
Kì lạ là đếm trong chuồng thì thấy gà nhà mình vẫn đủ. Hỏi hàng xóm mới biết có mấy kẻ đi trộm gà, qua nhà mình thấy có tổ ong, định trộm luôn ít mật, không ngờ bị ong đuổi đốt, bỏ chạy chối chết, không kịp cả vác theo mấy con gà mới trộm được.
“Đặc tính của ong mật là rất dị ứng với mùi bột giặt, xà phòng tắm, nước rửa bát… Chỉ cần trên người có mùi của những hóa chất đó mà lai vãng gần tổ thì kiểu gì cũng bị ong đốt. Lũ ong mật chỉ thích mùi tự nhiên thôi - Ông Tốn tếu táo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)