Môi trường » Chất thải
Dàn ống nước thải 'khó đỡ' giữa lòng Thủ đô 
(11:39:34 AM 12/04/2013)
Chị Vũ Thị Hường, cán bộ của trường, chủ căn hộ số 22B cho biết, tháng 12/2012, dự án cải tạo sông Lừ được khởi động, dãy nhà cơi nới tầng 1 được đập bỏ, hệ thống ống nhựa xả thải trước đây men theo dãy mái tầng 1 trơ khấc, lơ lửng trên đầu người đi lại.
Cũng từ đó, mùi xú uế nồng nặc cả ngày do hệ thống ống xả thải được ban quản lý dự án cải tạo sông Lừ cắm thẳng xuống một chiếc cống xây tạm giống như chiếc bể chạy dọc theo chiều dài dãy nhà và không có chỗ thoát nước.
Chị Hường cho biết thêm, vào năm 2007, UBND phường Trung Tự (Đống Đa) đã tiến hành thuê đơn vị khảo sát, kiểm tra chất lượng khu nhà E4 và được xếp vào diện nguy hiểm, thành phố đã giao dự án cải tạo, nâng cấp khu nhà cùng khu tập thể Khương Thượng cho Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. Dự án chưa biết khi nào mới triển khai và hơn 100 hộ dân khu nhà E4 vẫn hàng ngày chịu đựng ô nhiễm với hệ thống ống nhựa xả thải xuống cấp có thể vỡ ập nước thải lên đầu người qua lại bất cứ khi nào.
Nhà E4 thuộc Khu tập thể Trường ĐH Y Hà Nội được xây dựng đã gần 40 năm nằm sát con sông nước thải của thành phố, có một đầu hồi nằm ngay mặt đường Tôn Thất Tùng. Sau nhiều năm, do nhu cầu bức bách mỗi căn hộ đều cơi nới thêm diện tích, cải tạo khu vệ sinh trong nhà và nước thải sinh hoạt bao gồm cả nước bồn cầu được xả thẳng ra sông Lừ bằng các ống nhựa.
Trước đây, hệ thống ống xả thải này nằm men theo dãy nhà cơi nới tầng 1 và xả thẳng nước thải vệ sinh xuống sông Lừ.
Tháng 12/2012, sông Lừ được cải tạo, BQL DA xây một chiếc cống cao 1m, rộng 0,8m kéo dài suốt chiều dài dãy nhà và 2 đầu bịt kín nên nhiều khi nước thải chảy qua nắp cống tràn ra đường.
Hàng trăm lượt người hàng ngày phải đi dưới "mạng lưới" ống cống bằng nhựa đã cũ có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Nhiều đoạn ống xả thải đã gãy có thể xả thứ nước mà dân gian gọi là nước cống bất kỳ khi nào lên đầu người đi đường.
Người dân sử dụng đủ thứ để chắn thứ nước dơ bẩn khỏi bắn vào người qua lại.
Mùi hôi thối bốc lên suốt ngày.
Nhiều người không chịu nổi phải lấy tay bịt mũi mỗi khi đi qua.
Người dân kể đã có vài vụ ống cống bằng nhựa này vỡ và đã xả thẳng thứ nước hôi thối này vào người đi đường.
Một tiệm cơm nằm ngay dưới hệ thống cống "độc nhất vô nhị" này.
Mặt sông Lừ sẽ là đường đi sau khi được cải tạo, người dân chưa rõ BQL DA cải tạo sông Lừ sẽ sử lý thế nào với hệ thống "cống" lạ kỳ này. Cũng không biết những hộ dân nơi đây vẫn phải sống chung với ô nhiễm nặng nề này bao lâu nữa?
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
-
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
-
Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
-
Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
-
Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
-
Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
-
Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
-
Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
-
Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)