Vịnh Ba Tư sẽ là "khu vực chết" vì khí thải nhà kính?
(14:31:20 PM 05/11/2015)
Kuwait City sẽ trở thành "vùng đất chết" do toàn cầu nóng lên, theo nghiên cứu mới đây - Ảnh: Reuters
Theo đó, do ảnh hưởng của khí thải nhà kính, khu vực vịnh Ba Tư sẽ trở nên nóng và ẩm ở mức con người không thể tồn tại.
Trên tạp chí Nature Climate Change, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Jeremy Pal và Elfatih Eltahir - Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết dựa trên xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay, họ đã dùng mô hình máy tính khí hậu để phác thảo kịch bản thời tiết trong tương lai.
Kết quả cho thấy nhiệt độ mùa hè ở Kuwait City sẽ lên tới 60 độ C. Đây là nhiệt độ nguy hiểm đối với sức khỏe con người, đặc biệt là người già.
Họ giải thích rằng cơ thể con người có thể thích ứng với nóng bức qua việc tiết mồ hôi, nhưng sẽ không chịu nổi khi nhiệt độ cộng độ ẩm cao - vượt ngưỡng 35 độ C.
"Khi nhiệt độ tăng cao và độ ẩm đạt đến một mức nhất định, cơ thể không còn khả năng tự làm mát và bắt đầu trở nên quá nóng", ông Jeremy Pal nói với RT ngày 27-10.
Theo nhóm nghiên cứu, với xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay cộng với vị trí địa lý của vịnh Ba Tư, khí hậu nơi này sẽ trở nên nóng nhưng ẩm ướt đến mức không thể sống được.
Họ cũng cảnh báo trong hoàn cảnh này, cuộc hành hương đến Mecca hằng năm của người Hồi giáo gần như không thể thực hiện vào năm 2100 vì nguy hiểm đến tính mạng con người. Các hoạt động công nghiệp như xây dựng cũng sẽ trở nên nguy hiểm...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
-
Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
-
Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
-
Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
-
Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
-
Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
-
Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
-
Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
-
Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)