Thách thức mới trong việc giảm lượng khí thải nhà kính
(19:52:28 PM 06/10/2016)(Tin Môi Trường) - Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đối mặt thêm với thách thức khi một nghiên cứu mới nhất khẳng định lượng khí thải methane gây hiệu ứng nhà kính trên thực tế có thể nhiều gấp đôi so với tính toán. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Nature" ngày 5/10, cùng thời điểm Liên hợp quốc (LHQ) tuyên bố Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu bắt đầu có hiệu lực từ ngày 4/11.
>> Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong việc quản lý rác thải trong ngành thuỷ sản tại Việt Nam >> Góp ý Dự thảo Nghị định: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn >> Công ty Địa ốc Hoàng Quân: Nhiều sai phạm lớn trong việc bán nhà ở xã hội >> Khó khăn trong việc giảm tỷ lệ rác chôn lấp tại Đồng Nai >> Thúc đẩy loại trừ các chất HFC góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
Ảnh minh hoạ: IE
Dựa trên cơ sở dữ liệu dồi dào gấp 100 lần so với những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu mới nhất này khẳng định so với tính toán, lượng khí methane (CH4) sản sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu khí ga, dầu và than trên thực tế hiện nay cao hơn từ 20-60% so với tính toán. Trong khi đó, lượng khí thải methane từ hoạt động công nghiệp và các nguồn địa chất tự nhiên cộng lại trên thực tế cũng cao hơn từ 60-110%.
Khí thải methane được coi là nguồn lớn thứ hai gây tình trạng ấm lên toàn cầu, chỉ sau khí carbon dioxide (CO2), theo đó khí methane là tác nhân đóng góp 20% mức tăng nhiệt độ Trái Đất kể từ thời kỳ đầu cách mạng công nghiệp vào giữa thế kỷ 18. Nồng độ khí methane tích tụ trong bầu khí quyền đã tăng gấp 2 lần trong 250 năm sau đó, trước khi chạm mức đỉnh điểm vào năm 1999. Cho đến năm 2007, lượng khí thải methane duy trì ổn định. Do đó, việc giảm khí methane được xác định là yếu tố then chốt kiềm chế mức tăng nhiệt của Trái Đất.
Theo nhận định của ông Stefan Schwietzke, nhà khoa học thuộc Cơ quan Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ, đứng đầu nghiên cứu trên, những đánh giá về khí thải và những nghiên cứu về khí quyển đã không tính toán đúng lượng khí methane sản sinh qua quá trình phát triển nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng những phát hiện mới này có thể tác động lớn đến nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu mà mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5 đến 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thêm vào đó, giới khoa học cần đánh giá lại các kịch bản về khí thải vốn được căn cứ để đưa ra những dự báo về sự biến đổi khí hậu.
Theo một báo cáo công bố hồi đầu tháng 8, nồng độ CO2 trung bình toàn cầu trong năm 2015 là 399,4 phần triệu, tăng 2,2 phần triệu so với năm trước đó. CO2, CH4 và nitric dioxide (NO2) là 3 thành tố chính trong khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nguồn tự nhiên như đầm lầy, cháy rừng, mối và các loài động vật hoang dã cũng đóng góp một phần nhất định vào lượng khí thải toàn cầu.
TMT (tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
-
Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
-
Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
-
Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
-
Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
-
Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
-
Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
-
Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
-
Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)