Nền nhiệt Trái Đất sẽ tăng 2 độ trong 20 năm tới
(18:37:28 PM 20/06/2013)(Tin Môi Trường) - Trong hai thập kỷ tới, sẽ có tới 40% thủ đô Bangkok của Thái Lan bị nước lũ nhấn chìm nếu thế giới không đạt bước tiến cụ thể trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.
>> Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk >> ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp >> Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) >> SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
Đây chỉ là một trong nhiều cảnh báo được các chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Nghiên cứu tác động của khí hậu Potsdam đưa trong trong báo cáo mới nhất, công bố ngày 19/6, về thực trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
Theo Chủ tịch WB, ông Jim Yong Kim, trong 20-30 năm tới, nền nhiệt trung bình của Trái Đất sẽ tăng thêm 2 độ C khiến mực nước biển tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện với tần suất cao dẫn đến khan hiếm nước ngọt và thiếu lương thực trầm trọng.
Trong báo cáo, các chuyên gia đã đánh giá những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển của khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi, Đông Nam Á và Nam Á, nơi tập trung nhiều người thuộc diện nghèo khổ nhất thế giới.
Theo báo cáo, với tình trạng Trái Đất ấm lên hiện nay khi nền nhiệt trung bình chỉ cao hơn 0,8 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hồi thế kỷ 18, nạn hạn hán ở Nam sa mạc Sahara và xâm thực ở Đông Nam Á đã tăng mạnh. Tình hình được dự báo sẽ tồi tệ hơn nhiều trong hai thập kỷ tới.
Theo bà Rachel Kyte, Phó Chủ tịch WB phụ trách phát triển bền vững, các chuyên gia của thể chế tài chính đa phương này đang làm việc với chính quyền nhiều thành phố để tìm cách giảm nhẹ các nguy cơ từ biến đổi khí hậu, như giúp đỡ thủ đô Manila của Philippines và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đối phó với lũ lụt và triều cường.
Bà Kyte cho biết WB đang hướng tới các ý tưởng thu hút đầu tư vào các dự án nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn tư nhân, để hỗ trợ các thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng Trái Đất ấm lên.
Phó Chủ tịch Kyte nêu rõ đã có một sự thay đổi cơ bản trong nhận thức của WB, theo đó đặt ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu là trọng tâm của chiến lược phát triển.
Trong tài khóa 2012, kết thúc vào ngày 30/6 tới, WB đã tăng gấp đôi đầu tư cho các dự án thuộc chương trình chống biến đổi khí hậu lên 4,6 tỷ USD.
Năm ngoái, thể chế này cũng đã cấp các khoản vay với tổng trị giá 7,1 tỷ USD giúp các nước đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Theo Chủ tịch WB, ông Jim Yong Kim, trong 20-30 năm tới, nền nhiệt trung bình của Trái Đất sẽ tăng thêm 2 độ C khiến mực nước biển tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện với tần suất cao dẫn đến khan hiếm nước ngọt và thiếu lương thực trầm trọng.
Trong báo cáo, các chuyên gia đã đánh giá những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển của khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi, Đông Nam Á và Nam Á, nơi tập trung nhiều người thuộc diện nghèo khổ nhất thế giới.
Theo báo cáo, với tình trạng Trái Đất ấm lên hiện nay khi nền nhiệt trung bình chỉ cao hơn 0,8 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hồi thế kỷ 18, nạn hạn hán ở Nam sa mạc Sahara và xâm thực ở Đông Nam Á đã tăng mạnh. Tình hình được dự báo sẽ tồi tệ hơn nhiều trong hai thập kỷ tới.
Theo bà Rachel Kyte, Phó Chủ tịch WB phụ trách phát triển bền vững, các chuyên gia của thể chế tài chính đa phương này đang làm việc với chính quyền nhiều thành phố để tìm cách giảm nhẹ các nguy cơ từ biến đổi khí hậu, như giúp đỡ thủ đô Manila của Philippines và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đối phó với lũ lụt và triều cường.
Bà Kyte cho biết WB đang hướng tới các ý tưởng thu hút đầu tư vào các dự án nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn tư nhân, để hỗ trợ các thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng Trái Đất ấm lên.
Phó Chủ tịch Kyte nêu rõ đã có một sự thay đổi cơ bản trong nhận thức của WB, theo đó đặt ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu là trọng tâm của chiến lược phát triển.
Trong tài khóa 2012, kết thúc vào ngày 30/6 tới, WB đã tăng gấp đôi đầu tư cho các dự án thuộc chương trình chống biến đổi khí hậu lên 4,6 tỷ USD.
Năm ngoái, thể chế này cũng đã cấp các khoản vay với tổng trị giá 7,1 tỷ USD giúp các nước đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
(Theo TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
-
Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
-
Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
-
Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
-
Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
-
Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
-
Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
-
Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
-
Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)