Đổ sắt xuống đại dương để "chôn" khí thải cácbon
(22:37:06 PM 20/07/2012)(Tin Môi Trường) - Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature hôm 18/7, nhóm các chuyên gia quốc tế cho rằng đổ sắt xuống biển có thể giúp hấp thụ khí thải cácbon từ khí quyển và "giữ chân" nó ở đáy đại dương trong hàng thế kỷ, góp phần thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Đổ sắt xuống biển có thể giúp hấp thụ khí thải cácbon từ khí quyển. (Nguồn: Internet)
Mặc dù đã góp thêm tiếng nói ủng hộ việc sử dụng đại dương để ngăn chặn tình trạng ấm lên của khí hậu Trái Đất vốn gây nhiều tranh cãi, nhưng kết quả nghiên cứu lại chưa trả lời được câu hỏi về nguy cơ đe dọa đối với sinh vật biển.
Theo nghiên cứu trên, khi được đổ xuống biển, sắt có thể kích thích sự phát triển của những loài thực vật nhỏ bé mà khi kết thúc quá trình sinh trưởng, chúng sẽ trở thành "cái bẫy" hấp thụ khí thải cácbon đặt ở đáy đại dương.
Năm 2004, các nhà khoa học đã rải 7 tấn sunphát sắt (iron sulphate) - một loại “thức ăn” không thể thiếu của thực vật biển, xuống khu vực biển Nam Cực.
Kết quả là tảo cát đã sinh trưởng nhanh chóng, góp phần hấp thụ khoảng một nửa lượng khí thải cácbon ở độ sâu 1.000m dưới mặt nước.
Tảo cát được “nuôi” bằng sunphát sắt có thể cô lập cácbon trong hàng thế kỷ ở đáy đại dương, và lâu hơn ở những lớp trầm tích khác.
Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu mang tính thuyết phục về khả năng khí thải cácbon có thể được “chôn” ở đáy đại dương nhờ sự hấp thụ của tảo biển.
Vấn đề đặt ra là liệu khí thải cácbon còn có ở những vùng nước bên trên đáy biển - nơi chúng có thể quay trở lại bầu khí quyển, hay không?
Hàng chục nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng sắt có thể giúp tảo biển sinh trưởng nhanh chóng, nhưng lại không thể đi đến kết luận về cơ chế tảo biển “chôn” khí thải cácbon.
Bản thân nhóm nghiên cứu cũng cho rằng cần tiếp tục có những thử nghiệm sâu hơn về vấn đề này.
Tuy nhiên, Công ước London về đổ thải xuống biển cấm việc tiến hành những thí nghiệm trên diện rộng do lo sợ các tác hại không mong muốn.
Ông Victor Smetacek thuộc Viện Alfred Wegener - Đức, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng việc đổ sắt xuống biển để hấp thụ cácbon nên được đặt dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, và không trái với các hiệp định, công ước có liên quan.
Hơn thế nữa, không nên cho phép các công ty tư nhân thực hiện thí nghiệm, vì khó có thể giám sát chặt chẽ.
(TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
-
Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
-
Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
-
Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
-
Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
-
Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
-
Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
-
Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
-
Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)