47.000 thiên thạch có nguy cơ "tấn công" Trái Đất
(10:53:04 AM 19/05/2012)47.000 thiên thạch có nguy cơ "tấn công" Trái Đất - Ảnh minh họa
Theo tờ Daily Mail, tàu thăm dò bầu trời WISE của NASA đã lấy mẫu 107 thiên thạch “nguy hiểm tiềm tàng” gần Trái đất, có chiều rộng 100 mét hoặc hơn, để ước tính về tổng số thiên thạch đang “rình rập” hành tinh của chúng ta.
Kết quả ước tính là: tới 47.000 thiên thạch có quỹ đạo gần nhất với Trái đất trong phạm vi khoảng cách là 8 triệu km. Chúng đủ lớn để có thể “sống sót” khi xuyên qua bầu khí quyển Trái đất và gây ra những tổn thất nặng nề đối với một vùng, một thành phố hoặc khu vực lớn hơn.
Nghiên cứu của Đại học Southhampton (Anh) cho rằng, các cuộc bắn phá như vậy của thiên thạch có thể dẫn đến thiệt hại thảm khốc về người hoặc khiến khu vực bị ảnh hưởng “gần như không còn khả năng hồi phục”.
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Southhampton đã thống kê danh sách các quốc gia sẽ chịu tổn thất nặng nề nhất trong trường hợp thiên thạch tấn công Trái đất. Trong đó, 10 nước có nguy cơ cao nhất là Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật, Mỹ, Philippines, Italia, Anh, Brazil và Nigeria.
Danh sách trên được soạn thảo nhờ sử dụng phần mềm có tên gọi NEOimpactor đánh giá sự nguy hiểm của các vật thể gần Trái đất.
Phân tích mới cũng nhận định, các vật thể gần Trái đất với số lượng cao gấp đôi những phỏng đoán trước đây có thể đang cư ngụ ở những quỹ đạo có độ nghiêng thấp. Những thiên thạch ở các quỹ đạo có độ nghiêng thấp này nhiều khả năng va chạm với Trái đất hơn nhưng mở ra triển vọng trở thành điểm đến cho các sứ mệnh khám phá của con người và robot trong tương lai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
-
Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
-
Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
-
Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
-
Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
-
Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
-
Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
-
Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
-
Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)