Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Thứ sáu, 18/04/2025, 14:31:39 PM (GMT+7)
Tamiflu không có tác dụng ngăn bệnh cúm?
(21:19:08 PM 13/11/2012)(Tin Môi Trường) - Sau khi có nghi ngờ cho rằng Tamiflu không hề có tác dụng ngăn chặn bệnh cúm, tờ tạp chí y khoa đứng đầu ở Anh - BMJ - đã yêu cầu nhà sản xuất thuốc Roche công khai các dữ liệu về thuốc này.
>> Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái >> Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung >> Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại >> Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây >> Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụm bằng lăng cổ thụ 3 cây nở hoa 3 màu khác nhau
Thuốc Tamiflu được nhiều nước trên thế giới dự trữ để phòng ngừa đại dịch cúm và được sử dụng rộng rãi trong đợt dịch cúm lợn năm 2009.
Hôm thứ hai vừa qua, lãnh đạo của Trung tâm Cochrane Bắc Âu tại Copenhagen, ông Peter Gotzsche kêu gọi chính phủ các nước Châu Âu kiện công ty Roche. Ông đề nghị mọi người tẩy chay sản phẩm của Roche và cho rằng các nước cần phải có những hành động pháp lý chống lại Roche để đòi lại tiền chi ra một cách vô ích cho Tamiflu.
Năm ngoái, Tamiflu là một trong những loại thuốc đứng đầu danh mục mà tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích các nước và các tổ chức từ thiện mua.
Vào năm 2009, các nhà khoa học của Cochrane được Anh giao nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của thuốc Tamiflu. Sau một thời gian nghiên cứu, kết quả là họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy Tamiflu làm giảm số lượng các biến chứng ở những người bị cúm. Vì vậy Tạp chí Y khoa Anh quốc và các nhà nghiên cứu của Trung tâm Cochrane Bắc Âu đã yêu cầu Roche cung cấp các tài liệu về Tamiflu.
Trong một bài xã luận hồi tháng trước, biên tập viên Fiona Gotzsche của Tạp chí Y khoa Anh viết rằng Roche đã hứa là sẽ công khai các tài liệu nội bộ đối với mỗi một thử nghiệm Tamiflu nhưng cuối cùng Roche đã nuốt lời.
Về phía Roche, họ cho rằng họ đã tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý về việc công bố dữ liệu và đã cung cấp cho Gotzsche và đồng nghiệp hơn 3.200 trang tài liệu để trả lời thắc mắc của họ. Roche cũng khẳng định họ đã gửi các dữ liệu về nghiên cứu lâm sàng cho các tổ chức sức khỏe quốc gia theo các yêu cầu khác nhau của họ để các tổ chức này có thể tiến hành phân tích độc lập. Tuy nhiên các dữ liệu về bệnh nhân thì Roche không thể công bố được do những quy định về pháp lý và bảo mật. Đã vậy các nhà khoa học lại không đồng ý ký vào bản cam kết bảo mật nên Roche càng không thể cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của các nhà khoa học được.
Hiện tại, Cơ quan thuốc Châu Âu đang tiến hành điều tra Roche về việc đã không báo cáo những tác dụng phụ, thậm chí là tử vong của 19 loại thuốc trong đó có Tamiflu.
Hôm thứ hai vừa qua, lãnh đạo của Trung tâm Cochrane Bắc Âu tại Copenhagen, ông Peter Gotzsche kêu gọi chính phủ các nước Châu Âu kiện công ty Roche. Ông đề nghị mọi người tẩy chay sản phẩm của Roche và cho rằng các nước cần phải có những hành động pháp lý chống lại Roche để đòi lại tiền chi ra một cách vô ích cho Tamiflu.
Năm ngoái, Tamiflu là một trong những loại thuốc đứng đầu danh mục mà tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích các nước và các tổ chức từ thiện mua.
![]() |
Thuốc Tamiflu bị nghi ngờ không có tác dụng chữa bệnh (Wong Maye-E/AP) |
Vào năm 2009, các nhà khoa học của Cochrane được Anh giao nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của thuốc Tamiflu. Sau một thời gian nghiên cứu, kết quả là họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy Tamiflu làm giảm số lượng các biến chứng ở những người bị cúm. Vì vậy Tạp chí Y khoa Anh quốc và các nhà nghiên cứu của Trung tâm Cochrane Bắc Âu đã yêu cầu Roche cung cấp các tài liệu về Tamiflu.
Trong một bài xã luận hồi tháng trước, biên tập viên Fiona Gotzsche của Tạp chí Y khoa Anh viết rằng Roche đã hứa là sẽ công khai các tài liệu nội bộ đối với mỗi một thử nghiệm Tamiflu nhưng cuối cùng Roche đã nuốt lời.
Về phía Roche, họ cho rằng họ đã tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý về việc công bố dữ liệu và đã cung cấp cho Gotzsche và đồng nghiệp hơn 3.200 trang tài liệu để trả lời thắc mắc của họ. Roche cũng khẳng định họ đã gửi các dữ liệu về nghiên cứu lâm sàng cho các tổ chức sức khỏe quốc gia theo các yêu cầu khác nhau của họ để các tổ chức này có thể tiến hành phân tích độc lập. Tuy nhiên các dữ liệu về bệnh nhân thì Roche không thể công bố được do những quy định về pháp lý và bảo mật. Đã vậy các nhà khoa học lại không đồng ý ký vào bản cam kết bảo mật nên Roche càng không thể cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của các nhà khoa học được.
Hiện tại, Cơ quan thuốc Châu Âu đang tiến hành điều tra Roche về việc đã không báo cáo những tác dụng phụ, thậm chí là tử vong của 19 loại thuốc trong đó có Tamiflu.
Trương Vân/ ĐV (theo Guardian)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
-
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
-
Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
-
Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
-
Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
-
AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
-
Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
-
Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
-
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)