Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Phương pháp mới phá hủy khối u gây tắc nghẽn khí quản
(08:15:50 AM 07/08/2012)
|
Đốt u phổi bằng sóng cao tần (RFA). |
Các kỹ thuật điều trị giảm nhẹ hiện đang được áp dụng tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM gồm: Điều trị áp lạnh (cryotherapy), nhiệt đông cao tần (electrocautery) thông qua nội soi phế quản ống mềm hay ống cứng.
Chọn lựa phương tiện để thực hiện tùy thuộc mức độ tắc nghẽn đường thở do u nội phế quản, khả năng dung nạp gây mê toàn thân của bệnh nhân và kinh nghiệm của thủ thuật viên soi phế quản.
Phương pháp soi phế quản ống cứng có giá trị đối với u nội phế quản kích thước rất lớn, bệnh nhân có nguy cơ xảy ra suy hô hấp, vì vậy ưu tiên trong những trường hợp lâm sàng này là kiểm soát nhanh tình trạng chảy máu và nhu cầu phá huỷ nhanh u nội phế quản để làm thông thoáng đường thở, đảm bảo thông khí tốt.
Kỹ thuật soi phế quản ống mềm có thể thực hiện an toàn dưới gây tê tại chỗ, có giá trị nhất trong những trường hợp u nội phế quản nằm ở vị trí ngoại biên hơn.
Nhiệt đông cao tần sử dụng dòng điện để tạo nhiệt và phá hủy mô, phá hủy nhanh khối u trong vài giây, vì thế đây là biện pháp hợp lý để làm giảm tình trạng suy hô hấp sắp xảy ra.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM cho thấy, kỹ thuật nhiệt đông cao tần phá hủy và làm thông thoáng hoàn toàn đường thở cho 92,9% bệnh nhân và làm giảm nhẹ triệu chứng khó thở trong 100% trường hợp.
Áp lạnh sử dụng N2O để tạo lạnh phá hủy mô sống là một kỹ thuật đơn giản, không biến chứng, khung phế quản được bảo tồn. Hoại tử hoàn toàn mô đạt được sau 8 - 10 ngày.
Áp lạnh được chỉ định để điều trị những tổn thương thâm nhiễm, những u dạng chồi khí phế quản không có yêu cầu điều trị cấp cứu, những ung thư phế quản tại chổ hay vi xâm lấn. Tai biến do điều trị áp lạnh trong lòng đường dẫn khí ít xảy ra hoặc không đáng kể.
Trong ung thư phế quản, cả áp lạnh và nhiệt đông cao tần có thể có sự cộng hưởng hiệu quả khi kết hợp với xạ trị, có thể có hiệu ứng hiệp đồng khi sử dụng điều trị kết hợp áp lạnh với hoá trị hoặc xạ trị.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
-
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
-
Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
-
Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
-
Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
-
AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
-
Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
-
Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
-
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)