Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Thứ năm, 10/04/2025, 14:54:51 PM (GMT+7)
Phát hiện ung thư nhờ… kiểm tra lưỡi
(21:31:12 PM 30/01/2019)(Tin Môi Trường) - Hệ vi sinh trên lưỡi có thể giúp phát hiện và thậm chí là dự đoán rất sớm ung thư tuyến tụy, loại ung thư mà từ trước đến giờ khi phát hiện được thì bệnh đã di căn, cận kề cái chết.
>> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định >> Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn >> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Journal of Oral Microbiology khẳng định việc kiểm tra lưỡi và xét nghiệm hệ vi sinh trên đó sẽ giúp bệnh nhân ung thư tuyến tụy có cơ hội sống vì những dấu hiệu đặc trưng cảnh báo căn bệnh xuất hiện từ rất sớm.
Với các công nghệ hiện tại, ung thư tuyến tụy thường chỉ được phát hiện khi đã di căn rộng. Nó thuộc nhóm các bệnh ung thư mà thời gian sống trung bình sau chẩn đoán ngắn nhất. Các xét nghiệm nhằm sàng lọc, phát hiện sớm căn bệnh chưa có.
Thế nhưng công trình nêu trên, do nhóm nghiên cứu tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) thực hiện, lại tìm thấy sự khác biệt đáng kể về hệ vi sinh ở các tình nguyện viên khỏe mạnh và các bệnh nhân ung thư. Các vi khuẩn này phủ đầy trên lưỡi chúng ta và ngay từ giai đoạn rất sớm của ung thư tuyến tụy, hệ vi khuẩn đã có khác biệt đáng kể so với người khỏe mạnh.
Nguyên nhân được xác định là do sự làm việc của hệ thống miễn dịch. Ngay từ khi các công cụ hiện đại chưa phát hiện được ung thư, hệ thống miễn dịch của cơ thể đã phát hiện ra. Phản ứng của hệ thống miễn dịch nhằm chống lại căn bệnh đã khiến một số dạng vi khuẩn trên lưỡi phát triển hơn các loại khác.
Bốn loại vi khuẩn cho thấy người được xét nghiệm có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tụy: Haemophilus và porphyromonas (càng ít, nguy cơ ung thư càng cao), Leptotrichia và Fusobacterium (càng nhiều, nguy cơ càng cao).
Vì thế, nếu phát hiện sớm được hệ vi khuẩn trên lưỡi ai đó, chúng ta có thể biết được họ đang bắt đầu bị ung thư hoặc sắp phát triển bệnh ung thư.
Các nhà khoa học nhìn nhận rằng còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá đủ vai trò của hệ vi sinh trên lưỡi và những thay đổi tinh vi của nó khi bị bệnh ung thư tác động. Các kết quả có thể cung cấp thêm cho ngành y dữ liệu để tiến đến nghiên cứu các phương pháp điều trị mới, bao gồm kháng sinh, liệu pháp miễn dịch hoặc thậm chí là men vi sinh.
(Theo The Sun, NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
-
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
-
Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
-
Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
-
Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
-
AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
-
Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
-
Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
-
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
Bài viết mới:
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)