Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Nọc độc rắn lục đuôi đỏ nguy hiểm cỡ nào?
(08:39:38 AM 01/11/2014)Rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu, rắn mẹ có nọc độc cao hơn bình thường.
Gần đây, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường tại các khu dân cư ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ngoài ra, nó còn rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề khiến người dân hoang mang, chính quyền đau đầu nghĩ ra các biện pháp đối phó.
Trong vài năm trở lại đây, rắn lục đuôi đỏ bùng phát ở nhiều tỉnh, thành. Nhiều người đã bị rắn cắn. Trong năm 2013, tại Bệnh viện Quân khu 9, trong 100 ca cấp cứu bị rắn lục cắn, có 63 trường hợp là do rắn lục đuôi đỏ.
Ở các tỉnh, thành khác như Cần Thơ, theo thống kê 9 tháng đầu năm 2014. Bệnh viện Quân y 121 đã tiếp nhận 354 ca bị rắn cắn, trong đó 345 ca là do rắn lục đuôi đỏ cắn.
Loài rắn lục đuôi đỏ cắn rất độc hại, vết thương sưng phù, đau nhức. Nếu chữa không kịp thời, vết thương sẽ phù lên, tím đỏ rồi gây thối thịt ở vết cắn.
Hầu hết nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường rất đau đớn. Vết cắn chảy máu không cầm, có tình trạng xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa.
Nạn nhân có các triệu chứng nôn, đau bụng, khó thở. Chỗ bị rắn cắn có thể bị hoại tử, nạn nhân thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp.
Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân rất đau nhức nhưng vẫn tỉnh táo. Tuy nhiên, khoảng 6 - 12 giờ sau, các điểm bị rắn cắn bắt đầu sưng, phù nề.
Bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường dẫn đến nhiễm trùng, rối loạn đông máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị rắn lục đuôi đỏ cắn nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tử vong.
Nhiều trường hợp trúng độc nặng, bệnh nhân cấp cứu muộn thêm chỉ vài giờ đồng hồ thì tính mạng cũng khó giữ.
Điều đặc biệt nguy hiểm là rắn lục đuôi đỏ thường xuất hiện bất ngờ, ẩn trú khắp nơi, chỉ cần vô tình đến gần hay dẫm phải thì chúng liền tấn công rất nhanh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
-
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
-
Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
-
Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
-
Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
-
AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
-
Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
-
Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
-
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)