Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Mùi tất hôi có thể giúp phòng bệnh sốt rét
(23:15:32 PM 15/07/2011)
Giày tất nặng mùi chính là nơi muỗi ưa thích nhất
Cách đây 15 năm, nhà khoa học Hà Lan, TS Bart Knols đã phát hiện ra rằng muỗi rất bị thu hút bởi mùi của đôi chân khi khỏa thân đứng ở trong một căn phòng tối và kiểm tra xem vị trí nào trên cơ thể bị muỗi đốt nhiều nhất. Tuy nhiên, từ đó, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra cách nào sử dụng hiệu quả nghiên cứu này.
Sau đó, TS Fredros Okumu, trưởng dự án, công tác tại Viện Sức khỏe Tanzania Ifakara, phát hiện ra rằng mùi hôi chân - mà ông đã “copy” bằng cách sử dụng sự pha trộn cẩn thận của 8 hóa chất, có thể thu hút lượng muỗi nhiều gấp 4 lần và chất độc trong bẫy có thể tiêu diệt tới 95% số muỗi.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi tập trung vào cách kiểm soát muỗi sống ở ngoài ngôi nhà. Mục tiêu của chúng tôi là tiêu diệt sốt rét mà không cần sử dụng công nghệ mới nào”, ông Okumu, một người Kenya và đã từng bị bệnh sốt rét nhiều lần cho biết.
TS Okumu cho biết sẽ nghiên cứu nơi nào đặt bẫy diệt muỗi phù hợp nhất vì quá gần với con người sẽ làm gia tăng rủi ro và quá xa thì không hiệu quả.
Một số chuyên gia lo ngại rằng dự án này không thực tế vì thiếu vắc-xin phòng sốt rét hiệu quả và bởi vì số bệnh nhân bị kháng các loại thuốc điều trị sốt rét hiệu quả nhất đang tăng lên. Ngoài ra, mặc dù tỉ lệ sốt rét toàn cầu đang giảm nhưng vẫn còn hơn 220 triệu trường hợp mắc sốt rét mới mỗi năm. Liên hợp quốc ước tính khoảng 800.000 người đã tử vong vì sốt rét mỗi năm và phần lớn là trẻ em châu Phi.
“Đây là một dự án thú vị nhưng không thể là một phép màu. Chúng ta cần nhiều công cụ khác để chống lại dịch sốt rét. Chắc chắn chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề như kháng thuốc và các loại thuốc điều trị sốt rét hiệu quả”, ông Richard Tren, Giám đốc nhóm Phòng chống bệnh sốt rét Châu Phi, thận trọng cho biết
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
-
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
-
Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
-
Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
-
Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
-
AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
-
Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
-
Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
-
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)