Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Chết bất ngờ vì ký sinh trùng chui lên não
(13:49:38 PM 22/08/2012)Bị ký sinh trùng amip chui qua mũi lên não, một bệnh nhân đã không qua khỏi.
Ngày 21.8, thạc sĩ, bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới TP.HCM đã cho biết như trên.
|
Ký sinh trùng amip. |
Bệnh nhân là anh Trương Văn D., ngụ tại Phú Yên, bị sốt, nhức đầu, đi khám tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, nghi bị viêm màng não. Khi soi dịch não tủy, các bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng amip nên đã mời bác sĩ Mẫn cùng hội chẩn và chuyển bệnh nhân về Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới.
Tại Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới, anh D. lại được chọc dò dịch não tủy lần nữa và vẫn phát hiện có dưỡng bào amip.
“Qua điều tra bệnh sử, chúng tôi biết bệnh nhân có làm nghề lặn để mò ngọc trai dưới đáy một hồ nước ngọt ở Phú Yên. Mầm bệnh có thể sống trong môi trường nước. Rất có thể chúng đã chui qua niêm mạc mũi đi vào não của bệnh nhân rồi gây tổn thương”, bác sĩ Mẫn nói.
Trong thời gian điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới, bệnh tình anh D. trở nặng, diễn biến cấp tính, hôn mê, suy hô hấp, thở máy và hấp hối. Gia đình anh D. xin được đưa bệnh nhân về sau 24 giờ kể từ lúc nhập viện, dù được điều trị đặc hiệu và tích cực.
Tác nhân amip gây bệnh nói trên có khả năng là Naegleria fowleri (chờ kết quả xác định bằng PCR), thường được tìm thấy trong những vũng nước tù như ao hồ, sông, suối. Loại ký sinh trên sẽ chui vào đường mũi, len lỏi dần đến tế bào thần kinh khứu giác để tìm đường xâm nhập vào não bộ.
Khi xâm nhập cơ thể người, amip Naegleria fowleri sinh sôi rất nhanh, sau đó di chuyển lên não. Chúng sẽ bắt đầu ăn các nơ ron thần kinh, gây đau đầu khủng khiếp, sốt cao, rối loạn tri giác.
Nếu bị nhiễm Naegleria fowleri, bệnh nhân sẽ bị viêm màng não. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra, nhưng bệnh hầu như diễn tiến dẫn đến tử vong (tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 98%).
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
-
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
-
Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
-
Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
-
Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
-
AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
-
Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
-
Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
-
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)