Tin tức » Tin trong nước
Lâm Đồng: Sập hầm công trình thủy điện, hơn chục người mắc kẹt
(12:17:23 PM 16/12/2014)
Cửa hầm, cách vị trí sập khoảng 500 mét. Ảnh: Quốc Dũng
Lực lượng cứu hộ đông đảo của Lâm Đồng đang nỗ lực bơm ôxy vào trong hầm để giúp các nạn nhân hạn chế ngạt trong khi tìm phương án vào cứu người.
Đến 11h, cơ quan chức năng vẫn chưa tiếp cận và liên lạc được với những người bị kẹt bên trong.
Đơn vị thi công cho biết, đường hầm này có thiết kế dài 700 mét, đã thi được 600 mét. Vị trí hầm bị sập cách đầu miệng hầm 500 mét. Đơn vị xác định, trước lúc hầm bị sập có 11 công nhân đang thi công bên trong.
Công trình thuỷ điện Đạ Dâng – Đa Chomo gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn. Nhà máy Đạ Dâng đặt trên dòng sông Đạ Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thuỷ điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đạ Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà).
Công trình dự kiến đưa vào vận hành với tổng công suất 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kwh với tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng theo hình thức BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh)...
Lực lượng cứu hộ đông đảo của Lâm Đồng đang nỗ lực bơm ôxy vào trong hầm để giúp các nạn nhân hạn chế ngạt trong khi tìm phương án vào cứu người. Hiện cơ quan chức năng vẫn chưa tiếp cận và liên lạc được với những người bị kẹt bên trong.
Phó chủ tịch Lâm Đồng - Nguyễn Văn Yên cho biết, tỉnh đã huy động lực lượng công an, quân đội và các sở ngành liên quan. Trước mắt cần đưa được đường ống nhỏ để bơm khí vào vị trí hầm sập, nơi có 11 công nhân đang mắc kẹt. Kế hoạch tiếp theo sẽ đưa một đường ống phi 80 vào khu vực để các công nhân theo đó mà chui ra. Hiện các lực lượng đang tiến hành khoan tốc hành để thực hiện phương án trên.
"Khẩn cấp nhất là phải đảm bảo nguồn khí để duy trì sự sống cho các công nhân. Toàn bộ sóng liên lạc ở bên trong hầm không kết nối được nên chúng tôi chưa thể liên lạc được với các công nhân", ông Yên nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
(Tin Môi Trường) - Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam vừa nhận được cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” do PGS. TS Trần Văn Nhân, Ủy viên BCH Hội làm chủ biên, gửi tặng nhân dịp đầu Xuân mới 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)