Cộng đồng » Hoạt động thiện nguyện
Tranh cãi không dứt vụ nhóm Hội chữ thập đỏ Việt Nam rời Nepal sau động đất
(21:43:28 PM 01/05/2015)>>"Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về"
>>Đoàn công tác về nước khi động đất: Hội chữ thập đỏ nói gì?
>>Chạy trốn khỏi Nepal có sai?
Ông Nguyễn Xuân Duy nói: "... trong quá trình phân tích thì chúng tôi thấy rằng thành viên của đoàn là những lãnh đạo cao cấp, khi đoàn trở về Việt Nam sẽ giúp nhân dân Nepal được tốt hơn và nhiều hơn là ở tại đó làm để làm công tác cứu hộ…”
Vụ động đất 7,8 độ richter ngày 25.4 tại Nepal có thể ảnh hưởng đến 8 triệu người. Các nhân viên cứu hộ và cứu trợ nhân đạo đang tìm cách đến Nepal và để giúp đỡ các nạn nhân đang kẹt lại trong các đống đổ nát.
Người người nhiệt tình kêu gọi ủng hộ cho nhân dân Nepal, nhà nhà trên mạng xã hội chia sẻ cập nhật về hiện trạng của người Việt ở Nepal. Trong khi đó, nhóm người Việt đầu tiên rời Nepal an toàn có đoàn công tác 10 người của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, vốn sang Nepal để học cách ứng phó động đất từ kinh nghiệm của nước bạn. Câu chuyện này làm nổi lên một cuộc tranh cãi khắp các trang mạng.
Được biết, đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang nước bạn từ ngày 19.4 để học tập kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất. Họ tình cờ đối mặt với trận động đất mạnh nhất trong vòng 80 năm ở Nepal. Trưa ngày 28.4, đoàn về đến Hà Nội an toàn.
Tuy nhiên, những gì chờ đón họ không chỉ là lời chúc mừng bình an mà còn có một loạt câu hỏi: Đoàn qua đây để học cách ứng phó với động đất từ kinh nghiệm của nước bạn, thế thì sao gặp động đất lại quay về? Nghề của anh, sao gặp sự cố lại tháo chạy? Tại sao không ở lại giúp đỡ nước bạn? Tại sao không là chiếc cầu nối giúp ngay chính những đồng hương của mình còn kẹt lại Nepal?...
“Đang lúc người dân Nepal cần sự giúp đỡ nhất thì nhóm Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lại bỏ chạy. Phải chăng họ đã quên mất đi vai trò, trách nhiệm của một thành viên Hồng thập tự mà không hề biết xấu hổ?”, nickname hannguyen viết trên Facebook.
Nhất là khi xuất hiện thông tin về 2 thành viên của Viettel sang Nepal tìm hiểu thị trường nhưng ở vẫn giúp đỡ người dân bản địa thì sự khó chịu của dư luận với 10 người Hội chữ thập đỏ càng tăng lên.
Trả lời phỏng vấn một tờ báo Việt Nam qua điện thoại ngày 30.4, ông Nguyễn Thế Nghĩa - một trong 2 người của nhóm Viettel hiến máu tình nguyện ở Nepal - cho biết: “Không ai về cả, bọn mình vẫn đang ở đây. Tự lo bản thân an toàn trước, sau là tìm cách giúp đỡ những người khác… Chứng kiến nhiều người bị thương, chúng tôi lại ở khá gần một bệnh viện, nên 2 anh em vội qua đấy đề nghị họ cho hiến máu. Công việc chưa xong nên chúng tôi chưa về…”.
Những bình luận mỉa mai xen lẫn tức giận và chê trách xuất hiện đầy dưới các bài báo kể về câu chuyện của những thành viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trở về nước. Không ít bạn đọc "đá xoáy" rằng: “Kinh nghiệm quý báu quá rồi còn gì, khi có thảm họa hãy lên ngay chuyến bay sớm nhất rời khỏi đất nước”…
Ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng việc trở về của đoàn Việt Nam là không sai. Bạn đọc của báo Thanh Niên bình luận: “Đúng vậy, để cứu một người đuối nước trong khi bạn không biết bơi và cũng chẳng có một phương tiện cứu hộ nào thì tốt nhất hãy hô to, kêu gọi những người xung quanh cùng giúp sức có thể. Còn nếu bạn liều mình nhảy đại xuống thì chỉ tăng thêm một người đuối nước nữa mà thôi và thay vì mọi người tập trung cứu một người bây giời phải lo cứu đến hai người”.
"Dư luận không sống trong bối cảnh khủng khiếp đó, có lẽ không thực sự hiểu nỗi sợ hãi. ‘Dư luận’ chỉ ngồi bàn phím để rao giảng đạo đức cho thế giới này hay sao? Nói dại, lỡ như ai đó trong số 10 người kia gặp chuyện bất trắc, dư luận sẽ chăm sóc cho vợ con, gia đình họ chứ? Họ chẳng có gì sai khi mưu cầu quyền được sống. Là người ai cũng muốn được sống, nhân viên hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng là người", trích ý kiến đang gây tranh cãi trên khắp cộng đồng mạng.
Facebooker Tony Buổi Sáng thẳng thắn chia sẻ: “Nếu chẳng may có sự cố như vậy, các bạn sẽ là người hướng dẫn lại những người chưa có cơ hội và biết cách ứng phó, các bạn lại bỏ về đầu tiên như thế là không được… Mình đã chọn nghề bác sĩ, thì cứu người khác trước bản thân mình, dù mình có phải lây nhiễm cũng phải chịu. Gặp tai nạn, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu sau khi sơ tán hết mọi người, chứ sợ chết, khôn kiểu này là đi ngược lại với chuẩn mực hàng hải… Quan niệm khôn quá khôn một cách cá nhân chủ nghĩa, khôn một cách ích kỷ như thế này không nên cổ xuý”.
Trước những tranh cãi không ngớt và ngày càng gay gắt của cư dân mạng, ông Nguyễn Xuân Duy - một trong 10 thành viên đoàn Chữ thập đỏ từ Việt Nam sang Nepal, đã chính thức lên tiếng trong chương trình Cuộc sống thường ngày của VTV phát sóng chiều 29.4.2015.
Ông Nguyễn Xuân Duy phát biểu: “Đoàn gồm những lãnh đạo cấp cao có chức năng, nhiệm vụ cấp vĩ mô. Đoàn không được trang bị những kỹ năng, kiến thức, ngôn ngữ bản địa cũng như không thông hiểu về ngôn ngữ và tình hình địa bàn cho nên Hội chữ thập đỏ Nepal không nhất trí cho đoàn ở lại".
"Chúng tôi đã cố gắng liên hệ với cả Nepal…, họ nói rằng: chúng tôi xin lỗi không liên hệ với các bạn, giúp đỡ các bạn được. Các bạn hãy tự lo. Đoàn đã tự động ra sân bay và trong quá trình phân tích thì chúng tôi thấy rằng thành viên của đoàn là những lãnh đạo cao cấp, khi đoàn trở về Việt Nam sẽ giúp nhân dân Nepal được tốt hơn và nhiều hơn là ở tại đó làm để làm công tác cứu hộ…”, ông Duy nói.
Ông Duy cho biết thêm, Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã ủng hộ 30.000 USD thông qua Hội chữ thập đỏ Quốc tế cho Nepal và đồng thời công tác vận động nhân dân đóng góp ủng hộ nhân dân Nepal đã và đang tiếp tục trong thời gian sắp tới. Cũng theo đó, thông qua Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã lên danh sách các chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm sẵn sàng lên đường sang Nepal khi có yêu cầu.
Trước lời giải thích trên, dân mạng vẫn tranh cãi kịch liệt. Có lẽ cuộc tranh luận khó đi đến hồi kết này sẽ còn làm cho mạng xã hội và các diễn đàn Việt Nam ‘nóng’ thêm một thời gian nữa. Trong khi đó, theo Huffington Post, Nhật Bản quyết định cung cấp khoản hỗ trợ khẩn cấp trị giá 800 triệu USD, các công ty công nghệ tuyên bố sẽ gửi những khoản tiền hỗ trợ và cung cấp dịch vụ miễn phí để trợ giúp tìm kiếm thân nhân, còn Facebook gây quỹ quyên góp khoảng 2 triệu USD cho các nạn nhân trong thảm họa động đất tại Nepal.
Trận động đất lớn nhất trong vòng 80 năm qua chiều 25.4.2015 ở Nepal làm người dân bản địa và du khách đều bàng hoàng - Ảnh: Reuters
Ý kiến bạn đọc về: Tranh cãi không dứt vụ nhóm Hội chữ thập đỏ Việt Nam rời Nepal sau động đất
-
tran minh duc (08:47:49 AM 02/05/2015)kinh nghiệm ứng phó với động đất
tinh thần cứu người đã quên mất rồi các bác làm to ạ, cứu người chết đuối khác, cứu người bị động đất khác, sao các bác cứ so sánh khập khiển vậy nhỉ. Vĩ mô cũng từ cái vi mô mà ra cả, 2 cái ấy có liên hệ hữu cơ, lý do trên chỉ là ngụy biện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
-
Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
-
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
-
Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
-
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
-
Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ
-
Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ
-
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)