Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Cộng đồng nêu ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai Sửa đổi
(09:29:44 AM 01/02/2013)Ảnh minh họa
Với một nỗ lực chung, Viện Nghiên cứu Lập pháp và Oxfam đã hỗ trợ một số tổ chức chính trị xã hội và phi chính phủ địa phương thực hiện một loạt tham vấn cơ sở tại 4 tỉnh (Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Bình và Long An) về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Hoạt động tham vấn này đã và đang thu hút sự tham gia đông đảo của nông dân bao gồm phụ nữ và nam giới, đại diện chính quyền địa phương và một số doanh nghiệp.
“Đất đai là tài sản quan trọng đối với người nghèo, nhóm người yếu thế và cộng đồng. Thu hồi đất nông nghiệp mà không qua một quy trình minh bạch, không đền bù thỏa đáng và không có cơ hội lựa chọn kế sinh nhai thay thế sẽ đẩy người dân quay trở lại nghèo đói, thậm chí lâm vào cảnh cùng cực. Người nghèo, nhóm người yếu thế và cộng đồng bị tác động nhiều nhất bởi những thiếu sót trong các chính sách về đất đai, tham nhũng và lạm dụng”, ông Bert Maerten, đại diện Oxfam tại Việt Nam nói.
Các cuộc tham vấn đã phản ánh kinh nghiệm và giải pháp liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi trong sử dụng đất, đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, định giá đất, đền bù và tái định cư. “Nhiều nam, nữ nông dân đã chia sẻ những câu chuyện và khó khăn của họ và đề xuất lên nhà hoạch định chính sách các khuyến nghị cụ thể về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Các cuộc thảo luận tại cơ sở đã cho thấy một thực tiễn đa dạng, phức tạp, với đầy thách thức mà người dân đang phải đối mặt, cũng như những mong muốn của họ. Nó minh họa các thiếu sót trong chính sách, và trong nhiều trường hợp, là cả những yếu kém trong thực hiện chính sách”, ông Nguyễn Văn Phấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân, tỉnh Hoà Bình, nhận định.
Có khoảng 880 nông dân tại 22 xã đã được tham vấn về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Các kết quả tham vấn sẽ được một nhóm chuyên gia tập hợp và đề xuất tới các nhà hoạch định chính sách vào tháng 3 năm 2013. Trong tháng 2 sẽ có thêm 200 nông dân nữa được tham vấn.
Một bác nông dân (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) giọng run run vì cảm động cho biết “Dân bức xúc thì cũng từ lâu lắm rồi. Và chúng tôi cũng không biết nói với ai, và nói như thế nào cho hết, để ai nghe, bấy lâu nay không có. Hôm nay nhân có cơ hội Đảng và Nhà nước cho phép, tất cả những cái đó (tham vấn) về đến tận dân, chúng tôi mới gặp được các đồng chí lãnh đạo từ Bộ, tỉnh, đến phóng viên báo chí truyền hình. Đó là điều may mắn cho chúng tôi”.
“Các ý kiến được thu thập từ các cuộc tham vấn người dân ở cơ sở rất hữu ích. Các ý kiến này phản ánh tiếng nói và nguyện vọng của người dân. Điều đó sẽ giúp cho Quốc hội có thêm thông tin trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai cũng như đem lại thêm căn cứ cho các cơ quan chức năng để tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi luật”, Ông Hoàng Đăng Quang, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, phát biểu.
Các kết quả tham vấn sẽ được gửi đến các Đại biểu Quốc hội vào cuối đợt lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
“Chúng tôi đánh giá cao hoạt động tham vấn cộng đồng về dự thảo "> dự thảo Luật đất đai sửa đổi do các đối tác của Oxfam thực hiện. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với quyền của nhân dân và mang lại cơ hội để họ thực hiện quyền tham gia xây dựng chính sách. Hoạt động tham vấn là một kênh thông tin quý báu và sẽ là căn cứ cho Viện Nghiên cứu Lập pháp tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai cũng như cung cấp kênh thông tin khác cho Quốc hội khi quyết định về dự thảo "> dự thảo luật này”, tiến sĩ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, khẳng định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)