Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học Khu Dự trữ thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa
(21:44:16 PM 01/07/2015)Đại diện Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh giới thiệu ý nghĩa poster tuyên truyền
Buổi tuyên truyền thuộc chương trình liên tịch Bảo vệ môi trường giữa Sở Tài nguyên & Môi trường và Liên hiệp các Hội KH&KT thành phố Đà Nẵng năm 2015.
Mục đích của buổi tuyên truyền nhằm cung cấp cho người dân sống xung quanh Khu Dự trữ thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa những kiến thức cơ bản về ĐDSH và các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và ĐDSH như: vai trò của ĐDSH đối với con người, những tác động của hoạt động con người đến ĐDSH, hậu quả của việc mất đi ĐDSH,… từ đó thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng xã hội thay đổi nhận thức về ĐDSH, thúc giục họ tham gia tích cực vào việc bảo tồn ĐDSH đồng thời cung cấp các kỹ năng giúp con người có thể phân tích và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách ứng xử của mình với ĐDSH. Với những kỹ năng này, mọi người đều có thể tham gia và đóng vai trò tích cực trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên.
Trên cơ sở tập hợp cơ sở dữ liệu về tính đa dạng sinh học ở Khu dự trữ thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, BQL Rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa xây dựng chuyên đề để tuyên truyền cho người dân về tính đa dạng sinh học, các giá trị từ rừng mang lại cũng như các giải pháp bảo tồn loài, những hành động để bảo tồn ĐDSH, v.v...Sau đó, tổ chức họp dân để tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học và lồng ghép các hành vi nghiêm cấm làm ảnh hưởng đến Khu DTTN Bà Nà – Núi Chúa. Đồng thời, để tạo hiệu quả lâu dài, các áp phíchtuyên truyền về đa dạng sinh học, Luật bảo vệ đa dạng sinh học, Luật bảo vệ và phát triển rừng sẽ được thiết kế để đặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng của 10 thôn thuộc xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Rừng đặc dụng bà Nà – Núi Chúa có vai trò quan trọng đối với thành phố Đà Nẵng, bởi đây không những là một trong 2 khu rừng đặc dụng của thành phố giúp điều hòa khí hậu mà còn là đầu nguồn của các con sông lớn và quan trọng như sông Cu Đê, sông Lỗ Đông, sông Túy Loan. Bà Nà – Núi Chúa nằm trên địa bàn hành chính của xã Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Chỉ riêng xã Hòa phú đã có 4/6 thôn là các thôn vùng đệm của Khu bảo tồn nên những công tác tuyên truyền vận động người dân ở đây bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa lớn cho việc áp dụng chính sách đồng quản lý rừng sau này nhà nước thực hiện trên quy mô cả nước.
Trao poster cho các thôn thuộc xã Hòa Phú
Ban quản lý Khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa được chính thức thành lập tháng 3/1999. diện tích của Khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa là 8.838 ha.Đến năm 2013, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 5924/QĐ - UBND ngày 27 tháng 8 năm 2013 về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020, diện tích của rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa là 26.751,3 ha. Cho đến nay, ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa đã ghi nhận được 626 loài động vật. Trong đó có 77 loài thú, 214 loài chim, 78 loài cá, 38 loài lưỡng cư, 81 loài bò sát và 139 loài động vật không xương sống khác. Thực vật có 793 loài, trong đó có 311 loài thực vật thân gỗ. Sự đa dạng về thành phần loài động thực vật ở Bà Nà – Núi Chúa khá cao với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm (56 loài động vật và 12 loài thực vật thân gỗ có tên trong sách Đỏ Việt Nam 2007). Một số loài đặc hữu như Gà lôi lam mào trắng (Lophurae dwardsi), Khướu đầu vàng (Garrulax milliti).
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học Khu Dự trữ thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)