»

Chủ nhật, 20/04/2025, 17:44:22 PM (GMT+7)

Tái chế hôm nay- Bền vững mai sau Tin ảnh

(15:56:07 PM 10/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày hội Tái chế chất thải do Quỹ Tái chế chất thải trực thuộc Sở Tài nguyên môi trường Tp.HCM tổ chức. Thường niên, ngày hội diễn ra vào ngày chủ nhật tuần thứ hai của tháng 4 tại Cung văn hóa Lao Động Tp.HCM.

Hoạt động về Ngày hội Tái chế chất thải năm 2012

 

3T – 3R Việt Nam

 

Lấy ý tưởng từ chương trình ngày hội Tái chế ở Singapore và hoạt động 3R ở một số nước trên thế giới, Nguyên Giám đốc Quỹ Tái chế chất thải – TS. Lê Văn Khoa đã khởi xướng Ngày hội tái chế chất thải tại Tp.HCM với chủ đề và thông điệp tuyên truyền xuyên suốt là 3T, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 tại Công viên Lê Văn Tám.

 

Tên tiếng Anh của 3T là 3R là viết tắt của Reduce- Reuse-Recycle. Khi chương trình tổ chức ở Tp.HCM thì 3R được Việt hóa thành 3T là viết tắt của Tiết giảm – tái sử dụng – tái chế. Mục tiêu của Ngày hội là nhằm gia tăng mối quan tâm và nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế chất thải (3T), giảm lượng chất thải phát sinh, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hướng đến thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Góp phần gìn giữ và cải thiện môi trường sống của chúng ta. 3R dần trở nên quen thuộc và có ý nghĩa đối với cuộc sống của người dân Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

 

Tiếp nối và phát huy truyền thống

 

Những năm đầu thực hiện, chương trình đã gặp vô số khó khăn trong việc vận động các đơn vị cùng với thành phố tham gia các hoạt động môi trường, thuyết phục sự đồng thuận của các bên tham gia. Nhưng với nỗ lực và cố gắng của mình, BTC đã biến khó khăn thành cơ hội, thuyết phục thành công có đơn vị, đồng thời có sự hỗ trợ nhiệt tình của lực lượng tình nguyện viên.

 

Năm 2013, lần thứ 6 liên tiếp, Ngày hội Tái chế chất thải được tổ chức. Trên cơ sở thành công của những năm trước, những lần tổ chức tiếp theo kế thừa và phát huy những hoạt động truyền thống của ngày hội như: Sức sống mới từ phế thải, phát động các cuộc thi trước ngày hội dành cho sinh viên, thời trang từ phế thải, với sự sáng tạo của các thí sinh, các tác phẩm dự thi đã mang đến cái nhìn trực quan, sinh động và thu hút sự đông đảo sự quan tâm của người dân thành phố. Đặc biệt, hoạt động thu gom chất thải trong những năm đầu chỉ bó hẹp khoảng vài chục điểm nhưng đến năm 2012, con số này đã lên tới 104 điểm với tổng lượng chất thải thu gom được là 2 tấn. Đặc biệt hơn nữa, hoạt động này đã được Quỹ Tái chế chất thải đề xuất trở thành hoạt động thường xuyên, sắp tới sẽ tổ chức vào tháng 7 và tháng 11.

 

Ngày hội Tái chế chất thải lần 6 – 14/4/2013

 

 

Trong 3 năm đầu tiên, Ngày hội Tái chế lấy chủ đề xuyên suốt là 3T. Để tạo mới lạ và hấp dẫn người dân, từ năm 2011, mỗi năm là một chủ để khác nhau, hướng vào một đối tượng cụ thể. Nếu như năm 2011 là 3T và người Lao động, năm 2012 là 3T trong sử dụng bao bì thì năm 2013 là 3T trong trường học hướng đến đối tượng chính là các em học sinh tiểu học.

 

Chương trình mong muốn Từng bước lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường nói chung và 3T nói riêng vào chương trình giảng dạy và học tập, giúp các em có những suy nghĩ và hành vi tích cực. Bên cạnh đó, các em học sinh còn đóng vai trò tích cực là những hạt nhân thực hành 3T tại trường và tại nhà,  xây dựng lực lượng tuyên truyền viên cho hoạt động 3T và phân loại rác tại nguồn trong tương lai và hình thành thói quen thực hành 3T và phân loại chất thải rắn cho thế hệ trẻ từ những năm đầu đời.

 

Với những hoạt động tích cực, Ngày hội tái chế chất thải sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy mọi người chung tay vì môi trường sống của chúng ta.

Trải qua năm lần tổ chức thành công, năm 2013, Ngày hội Tái chế chất thải ngày càng thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình trong công cuộc vận động người dân thành phố cùng thực hiện chương trình 3T: Tiết giảm, tái sử dụng và tái chế, song song đó là vận động và góp phần nâng cao ý thức về phân loại rác tại nguồn, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, tạo thuận lợi cho việc triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn trong tương lai của thành phố, đồng thời thu gom các loại chất thải có thể tái chế, giảm chi phí xử lí chất thải rắn.
NAM ANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tái chế hôm nay- Bền vững mai sau

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI