Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Giờ trái đất 2016: Thắp sáng hành động vì biến đổi khí hậu 
(07:54:13 AM 19/03/2016)
Giờ trái đất 2016: Thắp sáng hành động vì biến đổi khí hậu -Nguồn ảnh: WWF
Năm 2015 được ghi nhận là một năm nóng kỷ lục, đặt biệt là hạn hán và nước biển dâng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra. Đó cũng là năm mà các quốc gia đã cùng nhau bàn bạc về các giải pháp chống lại biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh Paris lịch sử. Thế giới đang ở ngã tư những nẻo đường khí hậu, Giờ Trái đất 2016 là thời cơ để chúng ta thắp sáng hành động vì biến đổi khí hậu và xây dựng nền móng của một tương lai tốt đẹp hơn cho hành tinh và những thế hệ mai sau.
Giám đốc điều hành Giờ Trái đất toàn cầu, ông Sid Das phát biểu: “Những hành động vì khí hậu hôm nay sẽ quyết định tương lai. Giờ Trái đất trao quyền cho mỗi cá nhân để tham gia vào quá trình thay đổi lịch sử khí hậu, thông qua một hoạt động xã hội, các chiến dịch tương tác và thậm chí là cả mạng xã hội.”
Năm 2016, các cá nhân được kêu gọi thể hiện hành động từ chính tài khoản mạng xã hội của họ. Từ việc trao tặng không gian trực tuyến để lan toả những thông điệp và hành động vì khí hậu tại earthhour.org/climate đến đổi ảnh đại diện trên Facebook và Twitter theo định dạng Giờ Trái đất, người dùng dễ dàng lôi cuốn bạn bè và người thân của họ quan tâm đến hành tinh chỉ bằng một vài động tác nhấp chuột đơn giản.
Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF-Việt Nam cho biết: “Mạng xã hội cũng như biến đổi khí hậu không biết đến ranh giới địa lý. Một hành động đơn giản trên mạng xã hội là một tuyên bố kiên định có tác dụng thôi thúc bạn bè và cộng đồng trở thành một phần của hành động vì khí hậu mà chúng ta cần thực hiện đối với thách thức toàn cầu này.”
Tại Việt Nam, theo thông lệ từ năm 2012 đến nay, sự kiện quốc gia hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ do Bộ Công Thương tổ chức trước Nhà Hát lớn Hà Nội. Cùng với các biểu tượng nổi tiếng trên thế giới, di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long sẽ tắt đèn để ủng hộ phong trào vì môi trường lớn nhất hành tinh này. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của WWF-Việt Nam, năm 2016 cũng ghi nhận bước chuyển mình quan trọng khi cuộc thi thiết kế hưởng ứng Giờ Trái đất “Tắt đèn Bật ý tưởng” của công ty BOO đã thực sự trở thành một chiến dịch toàn quốc.
“Với một loạt sự kiện xoay quanh 3 chủ đề chính là biến đổi khí hậu, thành phố Xanh tôi yêu và tầm nhìn về năng lượng của WWF, chiến dịch của chúng tôi giúp sinh viên và giới trẻ tiếp cận với những sáng kiến để đảo ngược quá trình biến đổi khí hậu do WWF đề xuất. Chiến dịch trải dài từ Nam ra Bắc, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Huế, Quảng Bình, Nghệ An và điểm cuối là Hà Nội” – nữ trưởng phòng BOOVironment trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết Nguyễn Quỳnh Duyên chia sẻ. “Bên cạnh các đại sứ chính thức của năm nay là Hoa hậu Lan Khuê, Vlogger JVevermind và thủ lĩnh trẻ Hoàng Đức Minh, chiến dịch còn nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của những gương mặt nổi tiếng như ca sỹ Mỹ Linh, ca sỹ Nhật Thùy, Hoàng Dung Giọng hát Việt, MC Trần Ngọc, v.v,”
Tâm điểm của chiến dịch là Lễ hội giờ trái đất được tổ chức từ 10h đến 22h ngày 19 tháng Ba tại Indochina Plaza 241 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội với chủ đề tầm nhìn về năng lượng: hướng tới tương lai sử dụng 100% năng lượng tái tạo và hiệu quả. Lễ hội chào đón hàng nghìn bạn trẻ tham gia với nhiều hoạt động tương tác sôi động và ý nghĩa như triển lãm về giáo dục môi trường, biểu diễn ca nhạc, hội chợ đồ cũ, và không thể thiếu lễ Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2016.
Một số hình ảnh đón chào giờ trái đất đã diễn ra trên thế giới:
Italy ISS đón chào Giờ trái đất...Ành: Earth Hour
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)