Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Dự án "Khu Phố Xanh" hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất Xanh năm 2014
(10:44:13 AM 24/03/2014)Tình nguyện viên tuyên truyền các hộ gia đình
Hoạt động nhằm mục đích kêu gọi cộng đồng dân cư, các hộ gia đình thực hiện “xanh hóa” đời sống của địa phương mình, qua đó hướng đến thể hiện sự góp phần vào nỗ lực tích cực trong cuộc cách mạng Bảo vệ môi trường – ứng phó biến đổi khí hậu. Ngay sau buổi lễ, bên cạnh việc đến từng hộ gia đình vận động tuyên truyền phân loại rác thải tại nguồn, tặng bóng đèn compact tiết kiệm điện cho các hộ đã, đang và sẽ cam kết thực hiện tốt chương trình, lực lượng Đoàn Thanh niên địa phương còn tổ chức trồng cây xanh tại một số tuyến đường, nạo vét kênh 19/5 để kết hợp chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03…
Mô hình dự án “Khu Phố Xanh” khuyến khích thực hiện và hướng dẫn – kêu gọi phân loại chất thải rắn tại nguồn (hay còn gọi phân loại rác tại hộ gia đình). Thành công của dự án tính cho đến thời điểm này đạt từ 90% các hộ gia đình đồng ý tham gia và phân loại đúng cách trong giai đoạn thí điểm. Ý tưởng của chương trình bắt nguồn từ sáng kiến của ông Huỳnh Minh Nhựt – Tổng giám đốc công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị TP.HCM. Ngay từ tháng 12/2013, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô Thị TP.HCM đã cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp thực hiện thử nghiệm chương trình nhằm bước đầu tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức trong giai đoạn thí điểm. Đến nay, với những kết quả khả quan đầu tiên, dự án tiếp tục được đưa vào khuôn khổ Chiến dịch Giờ Trái Đất Xanh 2014 với mục tiêu nhân rộng ra toàn địa bàn quận Tân Phú, và lâu dài là toàn thành phố, trên khắp các tuyến đường do công ty đang phụ trách quét dọn và thu gom rác.
Theo đó, ban tổ chức đã thực hiện vận động và hướng dẫn người dân tại các tuyến đường Độc Lập, Lê Khôi, Lê Lư và Tân Sơn Nhì thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình. Khác với những chương trình trước đây không tạo được tính bền vững cho chương trình, dự án do Báo SGGP phối hợp cùng Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị thực hiện mang tính thiết thực hơn. Cụ thể, lượng rác vô cơ của người dân sau khi phân loại sẽ được định giá theo thị trường. Kế đến, tổng số chi phí mà người dân tích lũy được sau 01 tháng chuyển giao rác thải vô cơ cho nhân viên vệ sinh, sẽ được đổi lại là sản phẩm tiêu dùng với giá tiền tương ứng - là những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như dầu ăn, bột nêm, nước mắm, bột giặt, nước rửa chén v.v… Dự án được người dân đánh giá rất cao là bởi không chỉ kêu gọi, tuyên truyền mà hỗ trợ người dân thực hiện, mà còn cùng thực hiện và lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân. Với những nguồn thu sau khi tái chế rác thải, sau khi phân loại, công nhân vệ sinh tiến hành thu gom và cân ký từng loại rác vô cơ có thể tái chế và ghi nhận lại sau mỗi ngày. Điều đáng nói là dự án này không chỉ duy trì trong một tháng cao điểm diễn ra chiến dịch Giờ Trái đất Xanh 2014 mà còn được duy trì xuyên suốt qua các năm tiếp theo.
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM cho biết, nếu thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ tách riêng rác hữu cơ và vô cơ, để các đơn vị có nhiều giải pháp xử lý chất thải hơn như sản xuất phân compost, tái sinh, tái chế, sản xuất những sản phẩm xanh thân thiện với môi trường. Từ đó góp phần làm giảm chi phí trong công tác thu gom – vận chuyển – xử lý rác, giảm diện tích đất chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm chi ngân sách thành phố.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)