Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Đạp xe từ Hà Nội tới Vientiane
(21:15:23 PM 20/07/2012)
![]() |
Những ngày này, mặc cho trời Hà Nội nắng như đổ lửa, Đỗ Thị Loan, SV năm 2 ĐH Ngoại thương Hà Nội và nhóm bạn của mình vẫn miệt mài đạp xe cả trăm km vòng quanh ngoại thành Hà Nội để luyện tập, lên dây cót tinh thần cho chuyến đạp xe xuyên biên giới sắp tới.
Đây là lần đầu tiên, Loan được tham gia chuyến hành trình ý nghĩa nên không quản ngại vất vả, hàng ngày thức giấc từ 5 giờ sáng đạp xe từ Đông Anh (Hà Nội) sang tượng đài Lý Thái Tổ nhập hội cùng nhóm bạn để luyện tập các kỹ năng đạp xe đường trường.
Loan cùng nhóm bạn đi đến nhiều địa điểm: Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), làng tranh Đông Hồ, làng Chuông (Thanh Oai), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Theo anh Việt Tiến, chủ nhiệm CLB đạp xe vì môi trường (C4E) để được tham gia đạp xe giao lưu hữu nghị Việt – Lào, các tình nguyện viên phải trải qua nhiều vòng tuyển chọn khắt khe.
Từ hàng trăm bộ hồ sơ, BTC chọn ra 40 bạn vào vòng luyện tập. Qua hơn một tháng thử lửa, danh sách đoàn đi cuối cùng chốt lại 16 thành viên xuất sắc nhất (trong đó nữ chiếm một nửa).
Theo anh Tiến, ngoài vấn đề sức khỏe, điều quan trọng nhất mà các tình nguyện viên được lựa chọn là phải có lòng đam mê, nhiệt huyết, khát khao khám phá văn hóa nước bạn.
Hành trình đạp xe giao lưu hữu nghị Việt – Lào diễn ra từ ngày 29-7 đến ngày 8-8, các bạn trẻ sẽ đạp xe vượt quãng đường gần 700 km từ Hà Nội qua Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) sang Vientiane (Lào).
C4E thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế theo hướng bền vững của hai nước, đồng thời tăng cường mối giao lưu văn hóa hữu nghị giữa thanh niên Việt Nam và Lào.
Chương trình do Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACED) và Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường (VACNE) phối hợp tổ chức.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)