Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Dầm mình trong mưa lạnh thu gom túi nilon thả cá chép 
(20:51:57 PM 11/02/2015)
Hôm nay 11-2, tức 23 tháng Chạp âm lịch, như người dân mọi miền đất nước, người dân Hà Nội cúng và thả cá chép tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời. Nhiều người đã chọn hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây và cầu Long Biên bắc qua sông Hồng… là nơi dừng chân thả cá.
Mặc dù hôm nay thời tiết Hà Nội mưa phùn rét mướt, người dân vẫn háo hức đưa cá chép đi phóng sinh để ông Công, ông Táo lấy làm “phương tiện” về chầu trời. Năm nay, ý thức người dân đi thả cá được nâng cao hơn, việc xả rác thải ở nơi thả cá đã giảm bớt.
Tại cầu Long Biên, một đội tình nguyện trong nhóm Cá Chép đứng đây hướng dẫn, giúp đỡ người dân thả cá và thu gom túi ni lông trên cầu. Nhóm các bạn trẻ này đã làm việc từ ngày 7-2 với thông điệp “Thả cá, xin đừng thả túi nilon”.
Bạn Lại Văn Cường, người sáng lập lên nhóm Cá Chép cho biết, việc người dân xả xác bừa bãi tại cầu gây mất hình ảnh của người dân Thủ đô văn hiến nên đã có ý tưởng thành lập nhóm
“Được thành lập từ năm ngoái, nhưng năm nay các bạn tham gia nhiều và làm việc hiệu quả hơn. Hiện tại có 50 bạn sinh viên của các trường đại học trong Hà Nội chia ra làm nhiều nhóm đứng ở quanh cầu Long Biên hướng dẫn và giúp đỡ người dân thả cá, không xả rác bừa bãi” - Cường nói.
Từ sáng sớm, cá bà, các chị đã đi chợ mua cá chép. Do nhu cầu sắm phương tiện cho Táo Quân lên thiên đình lớn nên giá cá chép tăng hơn thường nhật, trung bình từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/con.
Bán cá dạo ở phố giá dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng/con
Người dân thả cá chép tại hồ Hoàn Kiếm
Nhiều người đã đựng cá vào hộp thay cho túi nilon
Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân thiếu ý thức xả rác ra ven hồ Hoàn Kiếm
Mặc cho thời tiết giá rét mưa phùn, các bạn sinh viên tình nguyện vẫn đứng ở cầu Long Biên hướng dẫn, giúp đỡ người dân thả cá chép mà không thả túi nilon xuống sông và gom rác tại cầu
Nhóm các bạn trẻ này đã làm việc từ ngày 7-2 với thông điệp “Thả cá, xin đừng thả túi nilon”
Người dân đang được các bạn tình nguyện viên giúp đỡ thả cá
Chị Hồng, ở phố Hàng Đậu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết: “Biết có đội tình nguyện từ năm ngoái nên hôm nay lên đi bộ lên đây nhờ các bạn thả cá giúp. Việc làm của các bạn sinh viên tại đây thật sự rất có ý nghĩa, giúp người dân Hà Nội có ý thức hơn trong việc xử lý rác thải”
Những túi rác này sẽ được giao cho đội vệ sinh môi trường xử lý
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)