»

Thứ sáu, 04/04/2025, 10:18:03 AM (GMT+7)

Cộng đồng mẹ bỉm sữa và bé lên tiếng kêu gọi cứu loài tê tê khỏi nguy cơ tuyệt chủng

(23:17:06 PM 03/05/2018)
(Tin Môi Trường) - Sau gần một tháng phát động với 220 bài dự thi hợp lệ từ cộng đồng mẹ bỉm sữa và bé, ban tổ chức cuộc thi “Mẹ và bé chung tay cứu tê tê” đã vừa tiến hành trao giải thưởng cho 26 mẹ và bé xuất sắc nhất thuộc hai hạng mục là “Bài viết ấn tượng” và “Bài viết lan tỏa”.

Cộng[-]đồng[-]lên[-]tiếng[-]kêu[-]gọi[-]cứu[-]loài[-]tê[-]tê[-]khỏi[-]nguy[-]cơ[-]tuyệt[-]chủng

“Bài viết ấn tượng nhất” đã thuộc về mẹ Nguyễn Hải Ninh 

 
Hiện nay, tê tê đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, do nhu cầu thị trường của vảy và thịt tê tê đã thúc đẩy sự săn bắt của loài này, gần trăm ngàn cá thể mỗi năm bị giết chết. Theo tổ chức IUCN, tê tê là loài động vật hoang dã có vú bị buôn bán trái phép nhiều nhất trên thế giới. Săn bắt và buôn bán tê tê là bất hợp pháp và đã được qui định trong Bộ luật hình sự 2015 tại Việt Nam. 
 
Tuy thế, Việt Nam ta cùng với Trung Quốc lại là hai quốc gia tiêu thụ tê tê nhiều nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhiều người tin rằng vảy tê tê chữa được một số bệnh liên quan đến giảm đau, giải độc thậm chí là ung thư; và đặc biệt là chữa tắc tia sữa/ kích sữa cho những bà mẹ mới sinh con. Chính vì thế, nhiều bà mẹ đã truyền tai nhau những công thức để chữa bệnh lý này và một số thầy thuốc Y học cổ truyền ở Việt Nam vẫn thường kê toa cho mẹ trong đó có vảy tê tê. Thế nhưng hiện nay chưa có khoa học nào chứng minh vảy tê tê có tác dụng trong điều trị tắc tia sữa hay kích sữa, nó có cấu tạo chủ yếu từ keratin, cũng giống tóc và móng tay con người. 
 
Cuộc thi “Mẹ và bé chung tay cứu tê tê” do CHANGE và WildAid phối hợp thực hiện diễn ra từ 15/03/2018 - 06/04/2018 nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ tê tê của cộng đồng mẹ bỉm sữa Việt Nam với cam kết không sử dụng vảy tê tê trong điều trị tắc tia sữa/ kích sữa, quyết tâm cùng với thế giới bảo vệ loài động vật hiền lành, đáng thương này. Qua đó truyền kinh nghiệm về sữa mẹ, về cách cho con bú và nuôi con đến nhiều bà mẹ khác cho một thế hệ trẻ thơ khỏe mạnh, thông minh. 
 
Sau một tháng phát động, cuộc thi đã nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng mẹ bỉm sữa vì sự ý nghĩa trong các thông điệp lan tỏa cũng như tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 25 triệu đồng. Các mẹ đã hào hứng tham gia bằng cách đăng tải hình ảnh mẹ và bé lên mạng xã hội đồng thời chia sẻ thêm câu chuyện của mình về quá trình mang thai, cho con bú, cách mẹ đã từng nuôi con bằng sữa mẹ, cùng các chủ đề khác liên quan đến mẹ và bé, … kèm thông điệp chính về việc mẹ chưa và không bao giờ sử dụng vảy tê tê để chữa tắc tia sữa hay kích sữa. 
 
Giải đầu tiên của hạng mục “Bài viết ấn tượng nhất” đã thuộc về mẹ Nguyễn Hải Ninh với một bài thơ tự sáng tác kể về quá trình sinh con và nuôi con hết sức gian nan của mình, đồng thời là thái độ quyết liệt của mẹ trước những lời khuyên, lời đồn thổi dùng vảy tê tê để trị chứng tắc sữa của mình .
 
“Nuôi con là cả môt hành trình học hỏi của các bà mẹ trẻ! Ngày nay, chúng ta đều là những công dân toàn cầu, có trình độ và hiểu biết, đều biết đến mạng xã hội vì vậy đừng chỉ tin những lời truyền miệng để rồi lĩnh những hậu quả không đáng có!” - Mẹ Tô Thị Thinh  – giải “Bài viết ấn tượng nhất” còn lại, chia sẻ. “Để sữa luôn dồi dào, chất lượng sữa đảm bảo cho con bú các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý! Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên trang bị cho mình một lượng kiến thức nhất định để phòng tránh bị tắc tia sữa khi cho con bú! Có như vậy, các mẹ mới yên tâm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 06 tháng đầu đời!” 
 
Giải nhất hạng mục “Bài viết lan tỏa” đã thuộc về mẹ Nguyễn Thị Hoài Thu với tổng 12.497 lượt yêu thích và 82 lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Hai giải nhì của hạng mục này thuộc về mẹ Huỳnh Mai Kim Loan với 3.799 lượt yêu thích và 371 lượt chia sẻ trên mạng xã hội, và mẹ Nguyễn Thị Nhã Liên với 1.127 lượt yêu thích và 854 lượt chia sẻ trên mạng xã hội .
 
Cuộc thi cũng đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ như 428 mẹ tiến hành thay đổi ảnh đại diện để lan tỏa về cuộc thi, tổng số lượt yêu thích từ các bài dự thi là 120.525, tổng số lượt chia sẻ từ các bài dự thi là 11.303. 
NGUYỄN LÊ KHOA - Nguồn ảnh: CHANGE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cộng đồng mẹ bỉm sữa và bé lên tiếng kêu gọi cứu loài tê tê khỏi nguy cơ tuyệt chủng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI